VẤN ĐỀ 4 BẢO LÃNH
4.2. Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh.
BLDS 2015
Thứ nhất, về hình thức bảo lãnh. BLDS 2015 không quy định về hình thức bảo lãnh. Thứ hai, Phạm vi bảo lãnh: BLDS 2015 có mở rộng thêm nghĩa vụ bảo lãnh gồm cả “lãi trên số tiền chậm trả” so với quy định chỉ có “tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác” ở BLDS 2005. Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 cũng quy định thêm việc các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Khoản 4 Điều 336 BLDS 2015 cũng quy định trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Thứ ba, về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh. Điều 340 BLDS 2015 quy định rằng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, tại Điều 341 nhà làm luật đã có một tư duy rất mới khi quy định rằng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác, nếu bên nhận bảo lãnh đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng không còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh nữa
Thứ năm, về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh. Tại Điều 342 BLDS 2015 có quy định: 24
“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2.Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”.
Thứ sáu, về việc hủy bỏ việc bảo lãnh không có điều khoản quy định việc này. Việc BLDS 2015 không quy định trường hợp, cũng như điều kiện hủy bỏ việc bảo lãnh là để quy định ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với nghĩa vụ bảo lãnh, tuy nhiên việc bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu bên nhận bảo lãnh đồng ý, điề này thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận của các bên.
BLDS 2005
Thứ nhất hình thức bảo lãnh: Điều 362 BLDS 2005 quy định bắt buộc việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.
Thứ hai, quyền yêu cầu của bên bảo lãnh quy định bên bảo lãnh chỉ được yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ tại Điều 367 BLDS 2005
Thứ ba, về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Điều 368 BLDS 2005 quy định rằng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, thì mặc dù bên nhận bảo lãnh đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, nhưng bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó
Cụ thể, BLDS 2005, tại Điều 369 có nói đến việc bên bảo lãnh phải đưa tài sản của thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Thứ tư, về việc hủy bỏ việc bảo lãnh tại Điều 370 có quy định: Việc bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
*Đối với Quyết định số 02