CÁCH MẠNG, PHẢN CÁCH MẠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây II - Chương 1 pps (Trang 35 - 36)

VÀ SỰ THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC TRONG THẾ KỈ XIX

Cho đến năm 1814, nhiều bang của nước Đức còn theo chế độ quân chủ phân chia đẳng cấp từ thời trung đại. Giai cấp địa chủ quý tộc kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nước. Hai bang Phổ và Áo mạnh nhất ở Đức. Cách mạng tư sản sắp nổ ra để thống nhất nước Đức bị chia cắt thành 36 bang. Giai cấp tư sản ở nước Đức thế kỉ XIX không có tính chất cách mạng như giai cấp tư sản Pháp cuối thế kỉ XIX. Trong lúc đó, giai cấp công nhân Đức đã trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị. Giai cấp tư sản Đức thỏa hiệp với bọn địa chủ quý tộc để chống lại nhân dân lao động. Những cuộc biểu tình ở Berlin tháng Ba năm 1848 mở đầu cuộc cách mạng ở Phổ. Vua Phổ Guyôm ra lệnh bắn vào quần chúng biểu tình. Giai cấp tư sản Đức đã lợi dụng thắng lợi khi vua chỉ định thành lập một nội các tự do. Nghị viện Franfuôc được thành lập với đa số đại biểu là tư sản cấu kết với quý tộc. Giai cấp tư sản Đức bầu vua Phổ làm hoàng đế và cuộc cách mạng ở Đức thất bại vì sự phản bội nhân dân của giai cấp tư sản.

Từ thế kỉ XVIII, nước Đức, như Ănghen đã nhận định, là “một khối sinh động duy nhất những thối nát, những tàn tích ghê tởm”. Đến thế kỉ XIX nước Đức đã có những tiến bộ nhất định tuy còn chậm chạp. Sự yếu đuối của giai cấp tư sản phản ánh trong thái độ đấu tranh rụt rè của các nhà ánh sáng Đức, chỉ thực hiện khuynh hướng cách mạng của thời đại ở các lĩnh vực mĩ học, văn học…Mãi đến giữa thế kỉ XIX cách mạng tư sản Đức mới diễn ra năm 1848 nhưng rồi bị các thế lực phong kiến đàn áp. Sau Cách mạng 1848, cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức mới bắt đầu. Ở Xăcxơ và các tỉnh của Phổ ở vùng sông Ranh, công nghiệp lại phát triển nhanh hơn ở Pháp tạo điều kiện cho sự thống nhất nước Đức. Những năm 1850 đến 1870, tín dụng và ngân hàng phát triển, giai cấp tư sản Đức chạy đua làm giàu và bóc lột quần chúng lao động.

Văn học Đức thế kỉ XIX kế thừa truyền thống văn học Ánh sáng và phản ánh trung thành tình trạng xã hội Đức trước và sau cách mạng tư sản Đức.

2. VĂN HỌC LÃNG MẠN

Do hoàn cảnh nước Đức phân chia thành nhiều bang, nhiều công quốc nhỏ bé và cho mãi đến những năm hai mươi của thế kỉ XIX vẫn chưa có phong trào dân chủ tư sản nên khác một số nước ở Tây Âu, văn học lãng mạn Đức nhìn chung có nhiều yếu tố bảo thủ, tiêu cực. Triết học cổ điển Đức đặc biệt là chủ nghĩa duy tâm đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học lãng mạn. Tách rời thực tại, phát huy trí tưởng tượng, lấy ý niệm làm nguồn cảm hứng, văn học lãng mạn đã dựa theo triết học siêu hình cho rằng vũ trụ là sự sáng tạo của tinh thần. Các nhà văn lãng mạn đầu tiên đi tìm một khuynh hướng nghệ thuật mới đối lập với chủ nghĩa cổ điển, một khuynh hướng nghệ thuật đề cao chủ quan nhằm biểu hiện những ấn tượng, những tâm trạng cá nhân.

Tác giả nổi tiếng của văn học lãng mạn Đức là Novalix (1772 – 1801) thường được đề cao là “hoa hồng chúa” hoặc “bông huệ thiên thanh”. Ông xuất thân quý tộc, tốt nghiệp luật sư, sớm đam mê những cuộc tình và những vụ đấu kiếm. Ông kết hôn với một thiếu nữ quý tộc và người vợ chết sớm làm ông đau khổ: tình duyên bất hạnh trở thành biểu tượng cho kiếp sống mong manh của con người. Ông viết Bài ca gửi trời đêm

diện của cái đẹp và tình yêu. Nhà thơ khát vọng tất cả cái gì bao phủ trời đêm và tìm thấy ở đó một ánh sáng siêu nhiên giải thoát nhà thơ khỏi cuộc đời trần tục. trong một số tác phẩm khác như Khúc ca tinh thần viết về Đức mẹ và Jêxu, hoặc Những đồ đệ của Xait…, ông thể hiện nỗi buồn, khát vọng thoát li, những liên hệ thần bí giữa vũ trụ và con người. Tiểu thuyết Henrich Von Offedingen chưa hoàn thành với nhân vật chính là một chàng kị sĩ du lịch qua xứ sở Hi Lạp, đến vùng đất Công giáo thời thập tự chinh, gặp gỡ người tình “Bông hoa xanh” mà Hairich thường ôm ấp trong mộng.

Sáng tác của Novalix tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn tiêu cực ở Đức. Về lí luận, Novalix đã khẳng định quan điểm thoát li, xa rời hiện thực của ông: “Tôi lãng mạn hóa bằng cách cho cái thấp hèn một ý nghĩa cao cả, cái bình thường một vỏ huyền bí, cái đã quen vẻ đẹp của cái không quen, cái hữu hạn vẻ đẹp của cái vô hạn…Tiểu thuyết phải hoàn toàn là thơ. Thơ là tâm trạng hài hòa trong lòng ta, nơi mọi cái đều được tô đẹp”. Cacaile đã nhận định sự nghiệp sáng tác của Novalix tuy ngắn ngủi nhưng “thật phong phú về những ý hướng dẫn dắt đến một thế giới mới”. Đó chính là thế giới tinh thần lãng mạn ở Đức đầu thế kỉ XIX.

Một nhà văn lãng mạn khác là Ecnet Hoffmann (1776-1822) người đã thực hiện lí tưởng của nhà triết học Fichte trong thơ ca. Thế giới nội tâm mà ông sáng tạo là thực tại duy nhất đối với ông. “Chỉ tinh thần có khả năng nắm bắt được cái gì xảy ra trong thời gian và không gian”. Ông sáng tạo một thế giới tưởng tượng, kể lại những gì ông nhìn thấy bằng con mắt tinh thần. Ông đã viết những chuyện huyễn hoặc như: Những bức

tranh huyễn tượng theo cách của Carlos (1814), Bức tranh đêm (1817), Anh em

Xêrapiông (1821)…Hoffmann muốn thoát li thế gian: khi hấp hối, cầm bút trong tay ông

báo tin cho bạn bè là mình đã lành bệnh!

Một số nhà văn khác như Auguxt Kogebuck với hai trăm mười một vở kịch lãng mạn, Henrich von Klaixte, nhà viết kịch lớn của nước Đức và châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX với những vở kịch có ý nghĩa phê phán như: Gia đình Xruêôpfen Xtain, Ông hoàng

ở Hamburg…

Ngoài phần nội dung bảo thủ, văn học lãng mạn Đức cũng có những đóng góp tích cực nhất định như sự phê phán đồng tiền tư bản, sưu tầm văn học dân gian.

Dòng văn học lãng mạn tiến bộ gồm một số nhà văn Adenbecfin Samixo (1781- 1838), Akhim von Acnim (1781-1831), Clement Brontano(1770-1842), Karl Immeman (1796-1840)….

Nhìn chung, văn học lãng mạn Đức cũng có những đặc điểm chung giống với văn học Tây Âu thế kỉ XIX nhưng điểm riêng là nó đã hòa hợp yếu tố triết lí và trữ tình, tìm nguồn về văn học dân gian.

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây II - Chương 1 pps (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)