Ví dụ về mạch dịng chụp ra phía đường dây

Một phần của tài liệu 1 tu dien cong viec nhi thu (Trang 35)

Bước 3: Gạt mở con nối KI A – A, B – B, C – C, N – N

Đối với thi công lắp mới, thiết bị (TI) chưa mang điện, tiến hành gạt KI ở cả 4 vị trị A,B,C,N

Bước 4: Kiểm tra việc thơng mạch (Continuous checking) về cả 2 phía

Dùng vạn năng để ở chế độ thang đo Ohm

Phía biến dịng điện (CT)

Kiểm tra thông mạch (Continuous checking) lần lượt AN, BN, CN, AC, BC, AB

Phương pháp: Dùng vạn năng đo điện trở 2 phía hàng kẹp. Điện trở đo được gần

đúng bằng điện trở của cuộn dây CT: cỡ 0,5-1Ω.

Nếu điện trở lớn, dùng dụng cụ (tuốc–nơ–vít siết lại các ốc, vị trí nối) và thực hiện lại bước này

Phía thiết bị

Kiểm tra thơng mạch (Continuous checking) lần lượt AN, BN, CN, AC, BC, AB

Phương pháp: Dùng vạn năng đo điện trở 2 phía hàng kẹp. Điện trở đo được gần

đúng bằng điện trở của cuộn dây CT: cỡ 0,5-1Ω.

Nếu điện trở lớn, dùng dụng cụ (tuốc–nơ–vít siết lại các ốc, vị trí nối) và thực hiện lại bước này.

Mục đích: Kiểm tra dây đấu về thiết bị bảo vệ, đo lường

Bước 4: Gạt khép con nối KI N – N

Kiểm tra thơng mạch (Continuous checking) lần lượt hai phía A–A, B–B, C–C,

Phương pháp: Dùng vạn năng đo điện trở 2 phía hàng kẹp. Điện trở đo được gần

đúng bằng điện trở của cuộn dây CT và đoạn dây nối: cỡ 0,5-2Ω.

Nếu điện trở lớn, dùng dụng cụ (tuốc–nơ–vít siết lại các ốc, vị trí nối) và thực hiện lại bước này

Mục đích: Kiểm tra thao tác gạt khép con nối KI N – N

Bước 5: Gạt khép con nối KI A – A, B – B, C – C

Kiểm tra thông mạch (Continuous checking) lần lượt hai phía A–A, B–B, C–C,

Mục đích: Kiểm tra thao tác gạt khép con nối KI A – A, B – B, C – C

Phương pháp: Dùng vạn năng đo điện trở 2 phía hàng kẹp. Điện trở đo được gần

đúng bằng điện trở của con nối KI: cỡ ≈ 0(Ω).

Nếu điện trở lớn, dùng dụng cụ (tuốc–nơ–vít siết lại các ốc, vị trí nối) và thực hiện lại bước này.

7.7. Mạch dòng ở ngăn lộ Transfer (100, 200)

Đối với mạch dòng của ngăn lộ Transfer (100, 200) ở sơ đồ biến dòng điện máy cắt (Busbar CT), mạch dòng của ngăn lộ Transfer được cộng với các ngăn lộ khác được thay thế qua các khóa chế độ chuyển mạch dòng hoặc qua các rơle chốt trạng thái hai cuộn dây (latching) được lặp lại qua các dao cách ly -9 tương ứng cho các bảo vệ so lệch (gồm bảo vệ so lệch dọc của đường dây F87L và bảo vệ so lệch của máy biến áp F87T).

Đối với ví dụ ở hình dưới, các rơle chốt trạng thái K213, K215 được lặp lại qua trạng thái dao cách ly -9 (QL04) của ngăn lộ được thay thế. Khi dao cách ly -9 (QL04) của ngăn lộ đóng (ví dụ D03), rơle K213 sẽ tác động và chuyển lật mạch dòng từ ngăn Transfer sang ngăn RP3/D03. Việc kiểm tra mạch dòng cho các nhóm chuyển và cộng mạch dịng này cũng bao gồm việc kiểm tra đúng mạch, đo thơng mạch, và thí nghiệm hiệu chỉnh cả rơle latching.

Chương 8 HỆ THỐNG MẠCH TÍN HIỆU CHO BCU, BỘ CẢNH BÁO

8.1. Nguyên lý hoạt động.

Các hệ thống tín hiệu, điều khiển nhằm cung cấp cho người vận hành, điều khiển nắm bắt kịp thời các thống số và tình trạng thiết bị đang vận hành nhằm có những quyết định kịp thời tin cậy để đảm bảo lưới điện được vận hành an toàn, liên tục.

Đối với các trạm biến áp, nhà máy điện truyền thống các thơng tin mạch tín hiệu được gửi đến bộ chỉ thị cảnh báo đặt ở phòng điều khiển trung tâm. Đối với các trạm điều khiển tích hợp các mạch tín hiệu này được đưa vào các đầu vào số (Digital input) ở các rơ le điều khiển ngăn lộ - BCU và được truyền tín hiệu lên hệ thống điều khiển bảo vệ trung tâm qua các giao thức truyền tin.

Việc THHC này được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tổng thể các hệ thống tín hiệu đưa vào hệ thống điều khiển bảo vệ nhằm cung cấp các thông tin giám sát cho người điều khiển và bảo vệ để đảm bảo việc vận hành đảm bảo an tồn, tin cậy.

8.2. Mục đích

Việc THHC này được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tổng thể các hệ thống tín hiệu đưa vào hệ thống điều khiển bảo vệ nhằm cung cấp các thông tin giám sát cho người điều khiển và bảo vệ để đảm bảo việc vận hành đảm bảo an toàn, tin cậy.

8.3. Phạm vi áp dụng

Việc THHC hệ thống mạch áp được áp dụng khi:

- Thi cơng thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới cải tạo và mở rộng một ngăn lộ

8.4. Các nội dung cần kiểm tra.

- TN mạch tín hiệu tại hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ (trạng thái đóng, cắt của các dao cách ly, máy cắt, trạng thái các aptomat, trạng thái vị trí các khóa …) từ các thiết bị nhất, nhị thứ của trạm. Hệ thống điều khiển truyền thống, các tín hiệu được hiển thị trên các bảng tap-lô thông báo ở tủ điều khiển. Đối với các hệ thống điều khiển máy tính, các tín hiệu được đưa vào thông qua các input của BCU ( các khối điều khiển ngăn lộ), sau đó sẽ chuyển lên hệ thống máy tính.

- Thí nghiệm hệ thống tín hiệu cảnh báo, hư hỏng, tín hiệu bảo vệ khởi động, tác động từ các rơle bảo vệ. Đối với hệ thống điều khiển truyền thống, các tín hiệu được hiển thị trên các bảng tap-lô thông báo ở tủ điều khiển. Đối với các hệ thống điều khiển máy tính, tín hiệu được truyền theo giao thức t

8.5. Phương pháp thí nghiệm

- Cấp nguồn cho mạch tín hiệu, điều khiển theo quy trình cấp nguồn (bật áp to mát).

- Mô phỏng các trường hợp, đối với các tín hiệu số (BI) từ các thiết bị nhất nhị thứ. Kiểm tra đối với các tín hiệu tương ứng trên táp – lô hoặc trạng thái 0,1 đối với mạch tín hiệu đấu vào BCU.

- Đối với rơ le bảo vệ, dùng hợp bộ thí nghiệm ( Omicron CMC chẳng hạn) mô phỏng các trường hợp rơ le khởi động, tác động, theo dõi các tín hiệu tương ứng lên táp-lơ hoặc lên hệ thống máy tính.

Chương 9 HỆ THỐNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY CẮT

9.1. Nguyên lý hoạt động, mục đích

Việc THHC này được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tổng thể (phần mạch và các thiết bị nhị thứ) khi đưa máy cắt vào vận hành sau khi lắm mới, đại tu, hoặc có sửa chữa thay thế liên quan đến các mạch của máy cắt.

9.2. Phạm vi áp dụng

Việc THHC mạch điều khiển máy cắt này được áp dụng khi:

- Thi cơng thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới máy cắt đại tu, hoặc có sửa chữa thay thế liên quan đến các mạch của máy cắt.

9.3. Các nội dung cần kiểm tra.

- TN mạch cấp nguồn điều khiển, nguồn động cơ tích năng cho máy cắt. - TN mạch đóng, mạch cắt tại chỗ, từ xa (bao gồm từ hệ thống điều khiển, hệ

thống bảo vệ).

- Đối với các máy cắt từ cấp điện áp 220kV trở lên (các máy cắt có bộ truyền động 3 pha) phải kiểm tra cắt đúng từng pha.

- Kiểm tra mạch khóa máy cắt khi mất áp lực khí, cắt khơng đồng pha, mạch chống giã dò (anti-pumping).

- TN mạch giám sát mạch cắt: Kiểm tra mạch giám sát mạch cắt (F74) cho từng cuộn cắt, đối với máy cắt từ 220kV trở lên phải kiểm tra cho từng pha. - TN mạch tín hiệu tại hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ. (trạng thái đóng,

cắt, máy cắt sẵn sàng, tín hiệu SF6 (hoặc áp lực) lockout, máy cắt khơng đồng pha, tín hiệu cảnh báo áp lực…)

- TN mạch liên động đóng cắt máy cắt và DCL liên quan. - TN hiệu chỉnh mạch sấy chiếu sáng tủ truyền động máy cắt.

9.4. Các chú ý quan trọng khi thực hiện

 Đối với máy cắt lắp mới và đại tu, máy cắt phải lắm đặt đúng thiết kế phải đảm bảo máy cắt thao tác cơ khí tốt (đóng và cắt) trước khi đưa nguồn

vào kiểm tra.

 Kiểm tra đủ áp lực khí (đối với máy cắt SF6, khơng khí hoặc chân khơng)

 Đảm bảo DCL các phía phải cắt (đối với các đối tượng đã có điện)

9.5. Phương pháp thí nghiệm

Bước 1: TN mạch cấp nguồn điều khiển, nguồn động cơ cho máy cắt. Phương

pháp thí nghiệm nguồn cấp được thực hiện theo quy trình cấp nguồn AC, DC. Phải đảm bảo đúng chiều âm, dương (đối với nguồn DC) và pha đất (đối với nguồn AC).

Hình 9.1. Ví dụ về mạch cấp nguồn cho động cơ tích năng, sấy chiếu sáng…

Kiểm tra và lần lượt bật các aptomat cấp nguồn liên quan.

Sau bước này, nguồn cấp (AC, DC) đến tủ nội bộ máy cắt đã sẵn sàng.

Bước 2: TN mạch đóng, mạch cắt tại chỗ, từ xa (bao gồm từ hệ thống điều khiển,

hệ thống bảo vệ).

Mục đích của bước này là kiểm tra hoạt động của cuộn đóng, cuộn cắt và các rơ trung gian liên quan nhằm đảm bảo các mạch đóng cắt hoạt động tin cậy, chính xác.

 Kiểm tra đóng, cắt tại chỗ: Xoay khóa điều khiển về vị trí tại chỗ (Local), kiểm tra trạng thái máy cắt hiện tại. Kiểm tra đủ điện áp (âm, dương) trên nút đóng, cắt. Thực hiện thao tác đóng, cắt máy cắt. Trường hợp mạch đóng, cắt khơng đủ âm dương phải kiểm tra lần lượt theo bản vẽ để đảm bảo đủ nguồn cấp cho các nút ấn. Chú ý cần kiểm tra đó là: Áp lực khí hoặc tiếp điểm áp lực khí, các khóa chế độ đúng vị trí.

 Kiểm tra đóng, cắt từ xa: Xoay khóa điều khiển về vị trí từ xa (Remote). Kiểm tra đóng cắt tại vị trí MIMIC hoặc tại tủ điều khiển. Kiểm tra đóng cắt tại vị trí BCU và tại máy tính điều khiển (nếu có).

 Kiểm tra việc cắt khơng đồng pha. Kiểm tra khóa thao tác máy cắt khi tụt áp lực khí, kiểm tra mạch chống giã dị (anti-pumping).

Hình 6.2. Ví dụ về mạch cấp đóng mạch cắt 1, cắt 2…

Bước 3: Kiểm tra việc cắt không đồng pha. Kiểm tra khóa thao tác máy cắt khi tụt

áp lực khí, kiểm tra mạch chống giã dị (anti-pumping). TN mạch giám sát mạch cắt.

Mục đích của bước này là kiểm tra hoạt động của các rơ le không đồng pha, rơ le giám sát áp lực khí, chống giã dị.

Bước 4: TN mạch tín hiệu tại hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ (trạng thái đóng, cắt, máy cắt sẵn sàng, tín hiệu SF6 (hoặc áp lực) lockout, máy cắt không đồng pha, tín hiệu cảnh báo áp lực, lị xo tích năng căng…).

Đối với hệ thống điều khiển: Các mạch tín hiệu cho người vận hành biết các tình trạng kỹ thuật của thiết bị, để kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp

Đối với hệ thống bảo vệ: các mạch tín hiệu bảo vệ đảm bảo cho các bảo vệ vận hành tin cậy, chính xác, trong đó đặc biệt là cung cấp các tín hiệu cho bảo vệ tự đóng lại.

Bước 5: Căn cứ thiết kế logic điều khiển máy cắt, và thiết kế chi tiết thực hiện kiểm tra liên động đóng cắt.

Mục đích của việc kiểm tra liên động là ngăn chặn các nhầm lẫn có thể xảy ra khi thao tác, tránh các nguy hiểm cho người và thiết bị.

Với chế độ điều khiển tại chỗ: Mục đích của việc điều khiển tại chỗ dùng cho mục đích thí nghiệm, kiểm tra hoặc sửa chữa, do vậy điều kiện liên động của chế độ này là dao cách ly 2 phía phải cắt (mở).

Hình 6.3. Ví dụ về liên động đóng máy cắt

Với chế độ điều khiển từ xa: Mục đích của việc điều khiển từ xa dùng cho mục đích đóng cắt trong chế độ vận hành do vậy điều kiện liên động của chế độ này là:

 Dao cách ly 2 phía phải đóng, hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi cho q trình thí nghiệm thì dao cách ly 2 phía phải cùng trạng thái, đóng hoặc cắt.

 Khơng có lock out nào bị hút.

 Khơng có giám sát mạch cắt nào rơi.

Với thi công lắp mới cả trạm: Mô phỏng các trạng thái DCL liên quan để thao tác máy cắt ở 2 chế độ: Tại chỗ, từ xa.

Với thi công ghép nối: Mô phỏng các trạng thái DCL liên quan bằng cách câu tắt các trạng thái DCL.

Bước 6: TN hiệu chỉnh mạch sấy chiếu sáng tủ truyền động máy cắt. Thực hiện theo quy trình thí nghiệm hiệu chỉnh mạch sấy và chiếu sáng. Mục đích của mạch sấy ở tủ truyền động máy cắt là để đảm bảo cho nhiệt độ và độ ẩm của tủ ở mức cho phép.

Chương 10 HỆ THỐNG MẠCH TÍCH NĂNG

10.1. Nguyên lý hoạt động

Mạch tích năng (Spring Charge) là một bộ phận của hệ thống mạch điện nhị thứ điều khiển máy cắt. Thông thường, hệ thống tích năng của máy ngắt được tích năng khi có lệnh đóng, và đủ năng lượng nén lị xo cho chu trình cắt-đóng-cắt.

Mạch tích năng bao gồm mạch điều khiển tích năng và động cơ tích năng. Mạch điều khiển tích năng là mạch tự động khi thao tác đóng máy cắt (hết tích năng) và sẽ kết thúc khi động cơ tích năng chạy hết hành trình tích năng.

10.2. Mục đích

Việc THHC này nhằm mục đích kiểm tra đảm bảo hệ thống tích năng của máy cắt làm việc ổn định, tin cậy trong các trường hợp vận hành mang tải cũng như trong trường hợp sự cố, đảm bảo máy cắt có thể làm việc tin cậy.

10.3. Phạm vi áp dụng

Việc THHC mạch điều khiển máy cắt này được áp dụng khi:

- Thi cơng thí nghiệm hiệu chỉnh phần mạch khi lắp mới máy cắt đại tu, hoặc có sửa chữa thay thế liên quan đến các mạch của máy cắt, đặc biệt là các mạch tích năng.

10.4. Phương pháp thí nghiệm

- TN nguồn động cơ tích năng cho máy cắt, động cơ tích năng. Kiểm tra nguồn cấp đến đúng điện áp, thứ tự.

Chương 11 HỆ THỐNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN DAO CÁCH LY

11.1. Nguyên lý hoạt động, mục đích

Việc THHC này được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tổng thể (phần mạch và các thiết bị nhị thứ) khi đưa dao cách ly vào vận hành sau khi lắm mới, đại tu, hoặc có sửa chữa thay thế liên quan đến các mạch của dao cách ly.

Mạch điều khiển dao cách ly gồm có 02 phần: Phần mạch điều khiển và Phần mạch chấp hành (Mạch lực- Động cơ)

- Phần mạch điều khiển bao gồm: các nút bấm đóng (Close), cắt (Open), các khóa chế độ tại chỗ từ xa, manual (Local/Remote/Manual) và các khởi động từ điều khiển đóng cắt, cùng các mạch điện nhị thứ liên quan.

- Phần mạch chấp hành bao gồm các mạch đảo chiều động cơ (AC hoặc DC) và động cơ AC hoặc DC. Đối với động cơ AC, mạch đảo chiều động cơ cho chiều đóng và chiều cắt là mạch đổi 02 trong ba pha. Đối với động cơ DC tùy theo thiết kế, mạch đổi chiểu động cơ là mạch đổi chiều cho cuộn cảm (hoặc cuộn ứng) của động cơ.

11.2. Phạm vi áp dụng

Việc THHC hệ thống mạch điều khiển dao cách ly này được áp dụng khi:

- Thi cơng thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới dao cách ly đại tu, hoặc có sửa chữa thay thế liên quan đến các mạch của dao cách ly.

11.3. Các nội dung cần kiểm tra.

- TN mạch cấp nguồn điều khiển, nguồn động cơ cho dao cách ly.

- TN mạch đóng, mạch cắt tại chỗ, từ xa (bao gồm từ hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ).

- TN mạch tín hiệu tại hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ. (trạng thái đóng, cắt, trạng thái các aptomat…)

- TN mạch liên động đóng cắt dao cách ly và máy cắt và các dao tiếp địa liên quan.

- TN hiệu chỉnh mạch sấy chiếu sáng tủ truyền động dao cách ly.

11.4. Các chú ý quan trọng, chuẩn bị cần thiết khi thực hiện

 Đối với dao cách ly lắp mới và đại tu, dao cách ly phải lắm đặt đúng thiết kế phải đảm bảo dao cách ly thao tác cơ khí tốt (đóng và cắt) trước khi đưa nguồn vào kiểm tra.

 Các bản vẽ cần thiết, bao gồm bản vẽ nội bộ dao cách ly, bản vẽ thiết kế điều khiển bảo vệ của ngăn lộ được thí nghiệm.

 Thống nhất trình tự thí nghiệm với thành viên trong nhóm, và giám sát nếu có

 Đặt câu hỏi xem liệu có rủi ro gì khi thực hiện hay khơng?

11.5. Phương pháp thí nghiệm

Bước 1: TN mạch cấp nguồn điều khiển, nguồn động cơ cho dao cách ly. Phương

Một phần của tài liệu 1 tu dien cong viec nhi thu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)