4. TRUẤT HỮU TÀI SẢN
4.3. Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp
4.3.1. Quyền hành pháp của quốc gia 34
Hội đồng Trọng tài khơng thể đứng về vị trí của Bị đơn, về các hành động được thực hiện bởi Bị đơn mang tính đối đầu với Nguyên đơn chỉ đơn thuần là hành động trong phạm vi quyền lợi dưới Luật quốc tế chung nhằm điều chỉnh các vấn đề pháp lý, kinh tế trong phạm
viquốc gia. Đây là nhận định dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế chung rằng lãnh thổ của một quốc gia sẽ được sở hữu quyền được tự điều chỉnh các vấn đề ở phạm vi nội bộ, phạm vi của quyền này là không giới hạn và nên có một rào cản riêng do chính quốc gia đó thiết lập nên. Như đã được chỉ ra rõ ràng bởi Nguyên đơn, pháp luật bao gồm các nghĩa vụ đối xử, cung cấp những rào cản riêng đó. Vì thế, khi một bên tham gia vào
34 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 423 đến 425
23
hoạt đồng đầu tư song phương như trong vụ án này, nó sẽ chịu tác động bởi nguyên tắc quyền lãnh thổ trên, và các quyền lợi bảo vệ đầu tư mà các nguyên tắc này có cần được tơn trọng, thay vì bị bỏ ngỏ bởi các cáo buộc sau này của quyền lợi bên đó để điều chỉnh.
Các quan điểm liên quan từ phía Bị đơn đề cập việc đầu tư tại nước họ, các nhà đầu tư nên giả định “rủi ro” đi kèm với các chính sách quản lý về lãnh thổ là không thể chấp nhận về mặt công bằng dưới sự xem xét của Hội đồng Trọng tài. Nó nên được xem xét rằng, các nhà đầu tư chỉ được thực hiện việc kinh doanh khi có sự đồng ý của điều khoản và pháp luật của nước sở tại. Khác với việc, nhà đầu tư đầu tư một cách ít kiểm sốt và ln chuẩn bị tinh thần cho vấn đề rủi ro sẽ xảy ra tại nước sở tại. Trong vụ việc này, Nguyên đơn chưa thực sự xem xét kỹ các rủi ro sẽ xảy ra của các biện pháp tước bỏ có thể xảy ra, Hội đồng Trọng tài tin rằng họ đã liều lĩnh qua việc mong đợi các viễn cảnh pháp lý và hợp tình sẽ xảy ra như một sự đối xử công bằng.
Kết luận: Các nhận định của Bị đơn liên quan đến quyền lợi của họ về việc điều chỉnh, và
các giả định về rủi ro từ phía nhà đầu tư sẽ khơng được chấp thuận.
4.3.2. Phạm vi áp dụng của Điều 4 BIT 35
Một cách rõ ràng qua đánh giá của Hội đồng Trọng tài, thì các biện pháp được thực hiện bởi Bị đơn nhằm giới hạn hành vi đầu tư của Nguyên đơn là nằm trong sự điều chỉnh của Điều 4 BIT. Để hiểu vấn đề theo hướng có tư duy trong Cáo buộc của Bị đơn rằng các tiêu chuẩn về Sự truất hữu trong Điều 4 nên được giải thích theo Pháp luật Hungary là gây trở ngại cho Hội đồng Trọng tài. Kể cả khó có thể đánh giá theo nguyện vọng của Bị đơn trên cơ sở hiểu khác đi trong ý nghĩa và phạm của thuật ngữ “deprivation” và “expropriation” (đã nêu trên, dưới nghĩa Tiếng Việt thì được hiểu như nhau).
Nếu theo nhận định của Hội đồng Trọng tài, từ ngữ áp dụng: “bất cách thức nào bác bỏ một
cách gián tiếp hoặc trực tiếp các nhà đầu tư trong sự đầu tư” – (any measure depriving…
directly or indirectly…investors…of their investment) – trích dẫn trong Điều 4 BIT đã
dịch ở phần đầu của phần Expropriation. Thì ở đây được hiểu là, sẽ khơng có vị trí nào cho Bị đơn để được đánh giá phạm vi bao quát hay giới hạn nghĩa của các thuật ngữ nêu trên, mà nên được hiểu một cách rộng nhất.
Kết luận: Tranh luận của Bị đơn về Điều 4 bị từ chối. Hội đồng Trọng tài sẽ xem xét lập luận
giữa hai bên trong đánh các điều kiện cụ thể ở Điều 4 BIT
35 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 426 đến 428
24
4.3.3. Lợi ích cơng cộng 36
Hội đồng Trọng tài có thể thấy khơng có một lợi ích cộng đồng nào từ phía Bị đơn trong hành vi tước bỏ của mình đối với dự án Sân bay của Nguyên đơn
Mặc dù đã đưa ra các cơ sở pháp lý đề cập đến mối liên quan, hợp nhất giữa Luật Hungarian và EU nhưng khơng đủ thuyết phục. Kể cả trích dẫn “the strategic interest of the State” (tạm dịch là: Lợi ích chiến lược của quốc gia) tại the Amendment Motion do Tiến sĩ Kosztolányi cũng không củng cố được lập luận của Bị đơn. Khi Hội đồng Trọng tài đề cập cụ thể vấn đề lợi ích nào, thì phía Bị đơn khơng đưa ra được cụ thể.
Kết luận: Với quan điểm độc lập của Hội đồng Trọng tài, điều kiện đối xử vì cộng đồng yêu
cầu phải chân thật và thực tế. Nếu chỉ tham khảo đơn thuần “lợi ích cộng đồng” thì có thể đưa bất kỳ lợi ích có sẵn nào để thoả mãn điều kiện này, với mục tiêu đưa ra ban đầu thì việc này được coi là vơ nghĩa. Nên, Hội đồng Trọng tài nhận thấy khơng có tình huống nào mà Bị đơn áp dụng biện pháp bị tước bỏ là thoả mãn điều kiện này.
Bác bỏ yêu cầu, lập luận của Bị đơn do sự mơ hồ về thực tế của hành vi thực hiện bởi Hội đồng Trọng tài.
4.3.4. Đúng quy trình pháp lý 37
Khơng có bất kỳ hành vi nào được thực hiện theo một quy trình do Điều 4 BIT đặt ra, và Hội đồng Trọng tài đồng ý với Nguyên đơn về việc nên có một quy trình để nhà đầu tư được đưa ra ý kiến phản đối hành vi tước bỏ.
Một quy trình hợp lý sẽ bao gồm: một hệ thống pháp luật cơ bản, như một thông báo hợp lý, sự giải quyết công bằng, khách quan, và vô tư của một người hành pháp nhằm chấp thuận các khiếu nại nên được có trong tư thế sẵn sàng đáp ứng các nhà đầu tư. Nếu khơng có quy trình, thì đồng nghĩa hành vi tước bỏ là một sự vừa không hợp pháp, cả hợp lý và điều này đúng với Bị đơn trong vụ việc này.
Kết luận: Hội đồng Trọng tài bác bỏ toàn bộ các luận cứ nhằm biện minh cho việc không áp
dụng một quy trình hợp lý cho “expropriation” - Sự truất hữu của phía Bị đơn.
36 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 429 đến 433
37 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 434 – 435, 440
25
4.3.5. Không phân biệt đối xử 38
Hội đồng Trọng tài đương nhiên không chấp nhận căn cứ mà Bị đơn đưa ra rằng như một bên duy nhất tham gia dự án Sân bay của Nguyên đơn mang yếu tố nước ngồi, thì khơng được đưa ra các lập luận về việc phân biệt đối xử.
Rất hợp lý khi cho rằng Bị đơn chỉ ra vì có sự phân biệt đối xử xảy ra, đặc biệt trong bối cách bị tước bỏ, thì cần có cách đối xử khác nhau đối với nhiều bên. Tuy nhiên, không được may mắn cho Bị đơn rằng họ đã bỏ qua một điểm là bởi vì sự đánh giá, so sánh trong sự đối xử khác nhau giữa các bên được thực hiện, mà được đưa ra cho những bên chỉ định bởi Bị đơn trong quy định, và bên đầu tư nước ngồi là một. Nên khơng thể đưa ra sự đối xử khác nhau, khi các bên đều chung mục đích và lợi ích.
Kết luận: Hội đồng Trọng tài bác bỏ tồn bộ các nhận định về tính không phân biệt đối xử
của Bị đơn trong Bản án.
4.3.6. Bồi thường thỏa đáng 39
Sự việc thực chất rất là rõ ràng đối với Hội đồng Trọng tài là khơng có bất kỳ khoản bồi thường nào được cung cấp bởi Bị đơn cho Nguyên đơn, nên không đề cập vấn đề gì ở đây cả.
4.3.7. Các tiêu chuẩn bảo hộ theo Điều 3 BIT 40
Đối với các chuẩn mực bảo đảm đầu tư tại Điều 3 BIT, Hội đồng Trọng tài khơng có nhận định riêng để tiếp cận về các điều đề nghị bởi Bị đơn rằng các ý nghĩa của “fair and
equitable treatment”, “unreasonable or discriminatory measures” (tạm dịch là “đối xử cơng
bằng và bình đẳng” và “các biện pháp khơng hợp lý, hay phân biệt đối xử”) là được quyết định dưới một tình huống nhất định cho từng vụ việc.
Tuy nhiên, dưới một sự thật rõ ràng trong vụ việc này và các cách tiếp cận ở trên, Hội đồng Trọng tài đã được hài lòng để kết luận rằng các điều kiện tại Điều 3 đều đang bị vi phạm bởi Bị đơn.
4.3.8. Tổng kết
Nhận định từ phía Hội đồng Trọng tài đã đưa ra các luận điểm nhằm hướng sự bảo vệ cho Nguyên đơn, và huỷ bỏ một số các cơ sở pháp lý, luận cứ từ phía Bị đơn. Điều này cho thấy, phía Bị đơn thực sự là đã có một hành vi truất hữu tài sản bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến các quyền tài sản hợp pháp của Nguyên đơn.
38 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 441 đến 443 39 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 444 40 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 445
26
27