Xã hội hóa trong thể thao thành tích cao

Một phần của tài liệu Quy hoach nganh TDTT DN (Trang 29 - 30)

Thể thao thành tích cao là một lĩnh vực hoạt động mang tính đặc thù chuyên môn liên quan đến nhiều lĩnh vực (tài chính, tri thức, cơ sở vật chất, khoa học) và sản phẩm đào tạo chỉ được khẳng định chất lượng chính xác qua một thời gian dài…Do vậy sự tự nguyện đóng góp của xã hội chưa cao, Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực này.

Việc vận động các đơn vị kinh tế, cá nhân đóng góp trong công tác đào tạo vận động viên còn hạn chế, chưa thành lập quỹ bảo trợ tài năng thể thao nhằm huy động sự đóng góp của xã hội đối với việc chăm sóc vận động viên tốt hơn.

Trong công tác đào tạo, huấn luyện và tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao các cấp đều do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý và tìm nguồn kinh phí để thực hiện.

4.2. Xã hội hoá về cơ sở vật chất thể dục thể thao

Thông qua việc chỉ đạo xã hội hoá thể dục thể thao, việc huy động các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất, đóng góp kinh phí tổ chức các giải thể thao tăng lên rõ rệt. Các công trình thể thao của các tổ chức kinh tế, tư nhân phát triển nhanh góp phần đáp ứng một phần nhu cầu tập luyện thể dục thể thao ngày càng đa dạng của quần chúng. Các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh những năm qua đã đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình thể thao phục vụ tập luyện của quần chúng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 350 sân bóng đá các loại, 20 sân bóng rổ, 100 sân bóng chuyền, 150 sân tennis, 250 bàn bóng bàn, 100 sân cầu lông ngoài trời, 20 nhà tập cầu lông, 24 bể bơi, Đồng Nai là địa phương trên cả nước đầu tiên có sân tập, thi đấu mô tô địa hình đạt tiêu chuẩn đưa vào hoạt động.

Nhìn chung, tỉnh luôn tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình TDTT phục vụ cho việc rèn luyện thân thể của các đối tượng. Các

30 công trình thể dục thể thao do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng tăng lên đáng kể, nhất là các sân bóng đá cỏ nhân tạo; một số doanh nghiệp có hướng đầu tư lâu dài lĩnh vực TDTT trên địa bàn tỉnh.

5. Thực trạng phân bố các công trình thể dục thể thao theo lãnh thổ

Sự phân bố các cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao chưa đồng đều theo địa bàn cơ sở, tập trung nhiều ở khu vực đô thị, nhưng ở vùng sâu, vùng xa còn rất thiếu. Trong tỉnh, tuy không còn “xã trắng cơ sở vật chất thể dục thể thao”, nhưng còn nhiều ấp chưa có công trình thể dục thể thao. Tổng số cơ sở tập luyện thể dục thể thao tăng từ 921 cơ sở năm 2005 tăng lên 1.414 cơ sở năm 2014, trong đó bao gồm: 613 cơ sở công lập (CL) và 801 cơ sở xã hội hóa (XHH).

Bảng 4: Các công trình thể thao hiện có năm 2014

Đơn vị Bóng đá B.Chuyền Cầu lông Tennis Nhà tập Hồ Bơi CT. khác Tổng CL XHH CL XHH CL XHH CL XHH CL XHH CL XHH CL XHH CL XHH TP. Biên Hòa 14 28 14 49 10 25 1 20 1 11 44 210 84 334 TX. Long Khánh 9 1 15 8 4 1 3 4 1 36 10 H.Long Thành 17 14 39 33 14 11 8 7 1 78 66 H.Nhơn Trạch 10 22 23 5 8 3 2 37 36 H.Xuân Lộc 9 1 12 3 2 1 6 3 2 3 29 13 H.Thống Nhất 20 3 23 69 1 6 1 4 9 118 H.Trảng Bom 23 5 28 14 16 4 4 3 4 5 2 5 1 77 36 H.Tân Phú 12 64 12 51 13 2 1 1 3 130 29 H.Định Quán 14 20 50 60 33 40 3 1 3 9 56 129 H.Cẩm Mỹ 15 23 2 7 1 1 47 2 H.Vĩnh Cửu 13 14 7 3 15 2 2 1 2 30 28 TỔNG SỐ 13 6 89 28 4 234 14 3 17 5 16 42 30 14 5 44 44 217 613 801

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch.

Một phần của tài liệu Quy hoach nganh TDTT DN (Trang 29 - 30)