HỌC CÔNG NGHỆ VÀO HOẠT ĐỘNG TDTT
1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực TDTT bao gồm: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên, giáo viên, giảng viên, hướng dẫn viên về thể dục thể thao làm việc trong các cơ sở thể thao, đây là những cán bộ chuyên môn đòi hỏi tính chuyên sâu trong các hoạt động nghề nghiệp huấn luyện, giảng dạy; đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động khác phục vụ cho công tác quản lý, huấn luyện, giảng dạy thể dục thể thao như: kỹ thuật viên điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh, môi trường,…
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho TDTT mang tính đặc thù của hoạt động thể thao là nhằm điều khiển sự phát triển thể chất nâng cao sức khoẻ của con người, tác động giáo dục nâng cao khả năng thành tích tối đa của con người nên đòi hỏi phải dựa trên cơ sở khoa học của nhiều chuyên ngành khác nhau về con người như: y sinh học, tâm lý học, đạo đức học, xã hội học...
Do đó, để đào tạo được nguồn nhân lực TDTT có chất lượng trước hết phải đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực làm nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm, nơi đào tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, giảng viên, bác sỹ thể thao có trình độ chuyên môn giỏi.
Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn luôn gắn kết không thể tách rời với chính sách sử dụng cán bộ, lao động hợp lý, đãi ngộ và trả công tương xứng cho từng vị trí công việc được đảm trách.
Đến nay, Toàn tỉnh hiện có 937 giáo viên và huấn luyện viên thể dục thể thao, trong đó trình độ đại học có 406 người, cao đẳng có 206 người, trung cấp có 93 người và 232 huấn luyện viên, hướng dẫn viên - giáo viên kiêm nhiệm.
Cán bộ thể dục thể thao cấp tỉnh tăng từ 75 người năm 2005 lên 53 người năm 2014 (trong đó có 03 thạc sỹ, 40 cử nhân và 10 người có giấy chứng nhận HLV - HDV). Số huấn luyện viên thể thao cấp quốc gia và cấp tỉnh tăng từ 27 huấn luyện viên năm 2005 lên 49 huấn luyện viên năm 2014.
Cán bộ thể dục thể thao cấp huyện, thành phố tăng từ 11 người năm 2005 lên 27 người năm 2014.
Trong những năm qua, các đơn vị sự nghiệp của Sở VHTTDL đã thực hiện tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao và tập trung phát triển chuyên môn cho một số vận động viên có thành tích xuất sắc để cử lên các đội dự tuyển tuyến trên.
32 Đồng thời, Trung tâm TDTT tỉnh đã tổ chức và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn 300 cán bộ, giáo viên, cộng tác viên TDTT cho các địa phương trên toàn tỉnh.
Trong năm 2014 đã tổ chức 02 lớp cứu hộ đuối nước cho các lực lượng là cán bộ TDTT cơ sở, giáo viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang, nhân viên của các cơ sở kinh doanh có hoạt động vui chơi dưới nước...Cấp giấy chứng nhận cứu hộ cho trên 150 học viên.
Phối hợp với Tổng cục TDTT tổ chức lớp tập huấn TDTT người cao tuổi và cử trên 20 học viên tham gia.
Cử trên 06 lượt cán bộ, HLV, cộng tác viên tham gia tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, trọng tài toàn quốc ở các môn: Bơi lội, vovinam, karatedo, võ cổ truyền.
Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ưu đãi của tỉnh đối với huấn luyện viên, vận động viên, mở rộng giao lưu liên kết thể thao giữa Đồng Nai với các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế. Đóng góp vận động viên cho các đội tuyển Quốc gia.
Để chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014, ngay từ đầu năm 2013, ngành VHTTDL tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch tuyển chọn, đào tạo lực lượng VĐV, mời chuyên gia, huấn luyện viên giỏi từ các trung tâm thể thao lớn của cả nước về tập luyện cho một số đội tuyển; đầu tư trang thiết bị tập luyện chuyên biệt cho các VĐV. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của các cấp, các VĐV được tập trung dài hạn, đi tập huấn, thi đấu cọ xát ở một số tỉnh, thành như Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ....
2. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thể dục thể thao
Trong những năm gần đây công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong thể thao đã được quan tâm, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phổ biến, hướng dẫn phương pháp luyện tập, phương pháp tổ chức thi đấu ở các môn thể dục thể thao quần chúng; hướng dẫn tập thể dục dưỡng sinh, thể dục thẩm mỹ, thể dục nhịp điệu đã đạt được nhiều kết quả tốt. Công tác ứng dụng khoa học dinh dưỡng, y học, tâm lý học trong luyện tập thể thao cho vận động viên đã được triển khai thực hiện, nhưng còn rất hạn chế.
Trong giai đoạn tới, ngành cần đầu tư nhiều hơn nữa về cả nguồn ngân sách, nhân lực cho việc phát triển khoa học công nghệ. Sớm đăng ký và thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực TDTT.
Hàng năm có tổ chức hội thảo về thể thao thành tích cao với mục đích thông qua kế hoạch hoạt động trong năm của ngành. Thành phần tham dự: Lãnh đạo ngành, cán bộ quản lý, HLV, cộng tác viên,…
33 Tài liệu chuyên ngành chưa đa dạng. Sách vở, tài liệu là nguồn thu thập chính nhưng hoạt động này còn hạn chế do số lượng đầu sách chưa nhiều.
Cử cán bộ, HLV, HDV, CTV…tham gia hội nghị, hội thảo, khóa học… ngắn hạn do các đơn vị trong nước tổ chức để thu nhập, cập nhật thông tin mới nhưng còn hạn chế và chưa thường xuyên do yêu cầu công tác.
Cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện…cho công tác nghiên cứu khoa học TDTT đã và đang được đầu tư, nhưng số lượng còn ít.
Bên cạnh đó, từng bước nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ đối với VĐV, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, đào tạo huấn luyện VĐV, công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV thành tích cao cũng như trong công tác phòng, chống doping phục vụ công tác TDTT đạt chuẩn.
Nhìn chung, công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực TDTT đã từng bước được áp dụng vào công tác tuyển chọn và đào tạo vận động viên, tạo bước chuyển biến về chất trong quá trình huấn luyện. Tuy nhiên, do hạn chế về trang thiết bị nên công tác kiểm tra, thực hành chỉ sử dụng các dụng cụ đo đạc thông thường và bằng kinh nghiệm của cán bộ, huấn luyện viên nên kết quả đạt được cũng rất hạn chế. Công tác định hướng và đầu tư đào tạo cán bộ trình độ cao (sau đại học) về chuyên ngành TDTT và các chuyên ngành liên quan còn hạn chế, do đó chưa thể tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học một cách cơ bản, có hệ thống, đáp ứng nhu cầu phát triển phong trào quần chúng và thể thao thành tích cao. Việc đầu tư phát triển thư viện, mạng Internet…nhằm tạo điều kiện thu nhập, cập nhật, ứng dụng kiến thức chuyên ngành hiện đại nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả công tác cho cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, hướng dẫn viên TDTT triển khai chưa đồng bộ.
3. Các công tác khác liên quan đến thể dục thể thao
3.1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về thể dục thể thao:
Mục đích công tác tuyên truyền là cổ vũ mạnh mẽ phong trào TDTT đến cơ sở, giới thiệu và biểu dương những gương tiên tiến, phổ biến kinh nghiệm, định hướng phát triển, đồng thời tạo điều kiện cho những người làm công tác chuyên môn và người hâm mộ nắm bắt thông tin về TDTT diễn ra trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế, phổ biến có hệ thống những tri thức khoa học kỹ thuật về TDTT, đấu tranh chống những quan điểm lạc hậu, trì trệ, tiêu cực, xây dựng quan điểm TDTT văn minh, góp phần xây dựng con người mới…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể về vị trí, vai trò của TDTT đối với việc góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục đạo đức, nhân cách,
34 lối sống và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá tổng quát về lĩnh vực thông tin tuyên truyền như sau:
- Những mặt đạt được: Tuyên truyền khá đầy đủ các sự kiện, hoạt động TDTT của tỉnh, toàn quốc và quốc tế, có chuyên mục TDTT riêng trên các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh.
- Những mặt chưa đạt được: Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền của ngành TDTT còn hạn hẹp, nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên ngành.
3.2 Công tác quan hệ quốc tế về TDTT:
Lĩnh vực hợp tác quốc tế của ngành TDTT tỉnh Đồng Nai trong những năm qua chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ yếu là tổ chức các giải thể thao quốc tế tại địa phương hoặc cử vận động viên tham gia các giải quốc tế. Việc hợp tác với tỉnh Gyeongnam (Hàn Quốc) chỉ là các cuộc thi đấu giao lưu của các đội thể thao ở đẳng cấp thấp của hai địa phương, chưa có sự trao đổi sâu về chuyên môn. Nhìn chung, công tác quan hệ quốc tế về thể dục thể thao hiện nay của tỉnh còn nhiều hạn chế.