Từ các bài học trên, ta rút ra một số khuyến nghị giải pháp như sau:
Thứ nhất, Chính sách tiền tệ luôn là một trong những vấn đề trọng tâm và nhạy cảm
nhất của nền kinh tế quốc dân. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái theo hình thức cứng nhắc, ổn định hoặc thả nổi hoàn toàn đều có tác động tích cực và tiêu cực đến đến mục tiêu mà nó hướng tới nói riêng và đến sự vận hành ổn định của nền kinh tế nói chung. Điều quan trọng là chính sách tỷ giá hối đoái phải đồng bộ với chính sách và định hướng phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời có sự điều chỉnh mềm mại, kịp thời theo biến động của thị trường trong và ngoài nước để cán cân vĩ mô (xuất nhập khẩu, tỷ giá - lãi suất - thuế quan, tỷ giá trong nước ...) luôn được điều hòa và duy trì theo hướng tích cực.
Thứ hai, Nhà nước phải có những công cụ điều tiết nguồn vốn, biện pháp, quyết
sách hợp lý để điều hành nền kinh tế vĩ mô và đặc biệt phải lành mạnh hóa khu vực tài chính – ngân hàng. Nhà nước phải tập trung chỉ đạo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, các ngành, các khu vực. Vì, thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó) cho thấy những nhà đầu tư này thường tìm cách tháo chạy với rất ít trách nhiệm đối với nước nhận vốn đầu tư, mặc dù, chính sự rút vốn bất ngờ và ồ ạt của họ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng ở các nước này.
Thứ ba, Chính phủ cần phải xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp. Hệ thống
ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước Châu Á, không chỉ ở Thái Lan kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế.
Thứ tư, Công tác thông tin – tư vấn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh lẫn các
hoạt động quản lý nhà nước cần được đề cao và cải thiện hơn. Hơn thế nữa, thiết nghĩ cần có một tổ chức chuyên trách của Chính phủ theo dõi sự biến động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế, cán cân tài khoản vãng
lai, nợ quốc gia và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đề xuất các chính sách và điều tiết cần thiết, bảo đảm phát triển quốc gia bền vững với tăng trưởng cao.
KẾT LUẬN
Từ trường hợp của Thái Lan và lý thuyết về bộ ba bất khả thi, chúng ta có thể thấy rằng một quốc gia không thể có đồng thời ba mục tiêu: tỷ giá hối đoái cố định, tự do hóa tài khoản vốn và độc lập chính sách tiền tệ. Nó chỉ có thể chọn hai trong số họ để đạt được mục tiêu của nó. Trường hợp của Thái Lan cũng cho chúng ta một số kinh nghiệm trong việc kiểm soát dòng vốn ra hoặc vào một quốc gia. Hơn nữa, hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng là rất quan trọng trong nền kinh tế mà hầu hết các giao dịch được thực hiện thông qua ngân hàng. Bên cạnh đó, các chính sách kiểm soát lãi suất của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối mà còn ảnh hưởng đến lượng vốn trong và ngoài nước. Bất kỳ sự yếu kém nào trong các lĩnh vực trên đều có thể dễ dàng dẫn đến khủng hoảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Diệu Nhi. (2019). Chế độ tỉ giá hối đoái cố định (Fixed exchange rate regime) là
gì? Ưu điểm. Truy cập ngày 2/12/2021, từ https://vietnambiz.vn/che-do-ti-gia-
hoi-doai-co-dinh-fixed-exchange-rate-regime-la-gi-uu-diem-20190905 095241785.htm
Đinh Thị Thu Hồng. (2012). Bộ ba bất khả thi và một số phương pháp đo lường.
Truy cập ngày 2/12/2021, từ http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/5763 7c377f8b9a9df28b457f.pdf
Đỗ Thiên Anh Tuấn. (2016). Bài giảng Tài chính phát triển - Khủng hoảng tài
chính, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Truy cập ngày 1/12/2021, từ
https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP8-553-L05V-Cac%20ly%20thuyet% 20khung%20hoang%20tai%20chinh--Do%20Thien%20Anh%20Tuan-2016- 07-22-08482675.pdf
King, M. R. (2001). Who triggered the Asian financial crisis? Truy cập ngày
1/12/2021, từ http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.200. 9446&rep=rep1&type=pdf
Lê Hồng Nhật. (2009), Khủng hoảng kinh tế Thế giới & bài học cho Việt Nam, bài
nghiên cứu NC-11/2009. CEPR- Trung tâm nghiên cứu Kinh tế & Chính sách
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Vân Anh. (2008). Khủng hoảng tài chính - mô hình lý thuyết và những nguy cơ
đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN.
Mishkin, F. S. (2021). Kinh tế học về tiền, ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Tài chính.
Nguyễn Xuân Thành. (2014). Khủng hoảng tiền tệ: Lý thuyết thế hệ thứ nhất và thứ
hai, chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Nhân, G. N. (2003). Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999. Nguyên nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam. Phát Triển Kinh Tế, 15.
Tuệ Thi. (2019). Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis) là gì?. Truy cập ngày 3/12/2021, từ https://vietnambiz.vn/khung-hoang-tien-te-currency-crisis-la-gi-
20191031164913669.htm
Valencia, F. & Laeven, L. (2008), Systemic Banking Crises: A New Database,
November 2008. IMF Working Paper WP/08/224.
Wikipedia. (2021). Bộ ba bất khả thi. Truy cập ngày 30/11/2021, từ https://vi.wiki
pedia.org/wiki/B%E1%BB%99_ba_b%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A3_thi Wikipedia. (2021). Khủng hoảng tài chính. Truy cập ngày 1/12/2021, từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3 %A0i_ch%C3%ADnh
Wikipedia. (2021). Khủng hoảng tiền tệ. Truy cập ngày 1/12/2021, từ https://vi.wiki pedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_ti%E1%BB%81n_t %E1%BB%87
Wong-Anan, N., Sherer, P. M., & HookwayStaff, J. (1997). Thailand's Finance Minister Plans to Resign, Aide Says. The Wall Street Journal. Truy cập ngày
6/12/2021, từ https://www.wsj.com/articles/SB866665228787692500
WORLD ECONOMIC OUTLOOK. (2009). Crisis and Recovery – IMF. Truy cập ngày 1/12/2021, từ https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2016/ 12/31/Crisis-and-Recovery