Bãi cọc Bạch Đằng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kì CHUYÊN đề KHẢO cổ học dưới nước đề tài NHỮNG THÀNH tựu nổi bật TRONG NGHIÊN cứu KHẢO cổ học dưới nước ở VIỆT NAM TÍNH đến năm 2017 (Trang 29 - 31)

Những lớp cọc trên Bạch Đằng Giang được phát lộ đầu tiên từ năm 1953, khi người dân huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) tiến hành đào đất đắp đê. Bãi cọc thứ hai được phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (xã Nam Hòa, Yên Hưng)… tất cả đều là những chứng tích lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc.

Trải qua thời gian, sông Bạch Đằng chuyển dòng, có chỗ đã bị bồi lấp, có chỗ cạn thành ao hồ, đầm ruộng… Trong quá trình làm ruộng, nuôi cá trên cánh đồng, những người dân đã chạm đến cọc và nhổ đi rất nhiều mang về làm nhà, đánh cây rơm… Nếu như không nhanh chóng quy hoạch tổng thể, khoanh vùng để gìn giữ thì những chứng tích lịch sử quan trọng ấy sẽ dần bị mất đi mà không thể lấy lại được [5]51 [Hình 74 – 79].

Từ năm 2012 đến năm 2016, Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng với các đoàn chuyên gia quốc tế thuộc Chương trình nghiên cứu khảo cổ học Hàng hải Việt Nam (VMAP) đã thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu khảo cổ học dưới nước ở Quảng Ninh. Điển hình trong đó là các cuộc khảo sát chiến trường

51 https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-g%E1%BB%91m-s

%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s %E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/

Bạch Đằng (Quảng Yên) mà ngày nay là những bãi bùn, nằm cách xa biển và Thương cảng Vân Đồn (Vân Đồn) xưa, mà nay vẫn nằm dưới nước (đã trình bày ở trên).

- Di tích Bãi Cọc Bạch Đằng:

+ Di tích bãi cọc Yên Giang nằm ở cửa sông Chanh có hình chữ nhật dài khoảng 120 m, chiều rộng khoảng 20 m. Sau lần khai quật đầu tiên vào năm 1958 và nhiều lần sau đó vào các năm 1969, 1976, 1984, 1988 và khai quật năm 2013... cho thấy cọc ở đây chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 - 2,8 m, đường kính 20 - 30 cm. Phần cọc được đẽo nhọn dài 0,5 - 1m để cắm thẳng xuống sông với khoảng cách trung bình 1 m → Nửa phía Bắc của trận địa cọc Bạch Đằng [Hình

80 -81].

+ Bãi cọc đồng Vạn Muối, nằm ở cửa sông Rút, thuộc phường Nam Hòa được nhân dân Quảng Yên phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao. Sau lần khảo sát và khai quật năm 2005, cho thấy những cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối thuộc nhiều loại gỗ được sử dụng cả thân và cành. Đường kính mỗi cọc từ 7 - 10 cm, phần được vạt nhọn chỉ khoảng 25 - 30 cm. Tuy nhiên, mật độ cọc ở đây được cắm rất dày, phổ biến cách nhau từ 40 - 60 cm, một số cọc chỉ cách nhau từ 10 - 30cm → Nửa phía Nam của trận địa cọc Bạch Đằng [Hình 82 – 83].

=> Do giữa hai bãi cọc có một dải cồn đá cao, khi nước triều xuống thuyền không qua được buộc phải đi vào sát bờ. Vì vậy, Trần Hưng Đạo đã chọn vị trí cắm cọc ở hai bên cồn đá tạo thành một phòng tuyến hình chữ V bịt chặt lấy họng sông Bạch Đằng để chặn đường rút lui của quân địch tạo nên chiến thắng vẻ vang của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.

+ Bãi cọc Đồng Má Ngựa trong địa phận phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2010. Đây là bãi cọc thứ ba thuộc bãi cọc Bạch Đằng nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1 km về hướng Nam. Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m,

cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6 - 22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành [Hình 84 – 88].

Như vậy, Ba bãi bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa đã làm thành những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước khóa chặt đường tháo lui ra biển, giúp tiêu diệt và bắt sống 600 chiến thuyền với 4 vạn binh tướng quân Nguyên – Mông trong lần thứ ba chúng xâm lược nước ta năm 1288 [4]52 => Đây là thành tựu nổi bật của khảo cổ học dưới nước Việt Nam trong việc phục dựng lại diện mạo lịch sử, làm sống dậy những trang sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc trên những vật chứng vật chất không thể chối cãi.

Như vậy, lịch sử ngoại thương nói chung với các hải cảng, thương cảng cổ và Lịch sử chiến tranh Việt Nam với các trận thủy đa phần được các nhà sử học nghiên cứu dựa vào tài liêu thư tịch nhưng thông qua những dấu vết vật chất của các cảng, bến bãi, tàu thuyền… bị vùi sâu trong lòng đất hay ẩn chìm dưới làn nước thì nhờ có sự nghiên cứu khảo cổ học dưới nước đã góp phần phục dựng lại diện mạo các hải cảng, thương cảng cổ và hoạt động giao thương của Việt Nam trong lộ trình thương mại quốc tế… Từ đó, định hướng cho hoạt động phát triển kinh tế biển của đất nước và góp phần thiết lập mối quan hệ giao thương trên biển với các nước trong khu vực. Đây được xem là một thành tựu nổi bật của khảo cổ học Việt Nam nói chung và khảo cổ học dưới nước nói riêng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kì CHUYÊN đề KHẢO cổ học dưới nước đề tài NHỮNG THÀNH tựu nổi bật TRONG NGHIÊN cứu KHẢO cổ học dưới nước ở VIỆT NAM TÍNH đến năm 2017 (Trang 29 - 31)