Từ suốt vài ngàn năm, các nhóm cư dân cổ ở Việt Nam và Đông Nam Á đã dựa vào biển để tiến hành hoạt động giao thương, giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài, nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Từ thời cổ đại những cư dân của văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn đã đi từ đất liền ra hải đảo và ngược lại. Các nhà nhân chủng học cho biết: những sọ cổ của
45http://www.baomoi.com/nhung-phat-hien-moi-cua-khao-co-hoc-duoi-nuoc-thu-vien-lau-doi-nhat-the-gioi-mo- cua-tro-lai/c/20405753.epi
46Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 305.
người thời Hòa Bình, Bắc Sơn ở lục địa rất giống những sọ cổ cùng thời tìm thấy ở hải đảo. Kỹ nghệ mảnh tước ở Việt Nam, ở Thái Lan cũng có mặt ở Java và Philippin. Việc đi lại như vậy chỉ có thể thực hiện bằng đường biển trên những phương tiện hàng hải cổ đại.
Tuy nhiên, phải tới đầu công nguyên, các hoạt động này mới được kết nối vào mạng lưới giao thương rộng khắp giữa phương Đông và phương Tây. Nằm trên trục hải thương giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong tuyến hải thương ven biển và một trong những khu vực buôn bán của khu vực với hệ thống hải cảng, thương cảng
ở miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam: Vân Đồn (Quảng Ninh - cửa biển của toàn bộ vùng Đông Bắc, không gian Địa – kinh tế, Địa – chính trị quân sự tiếp giáp với các tỉnh ven biển miền Nam Trung Hoa); Hội Thống (cảng cửa sông ven biển Nghệ An, phồn vinh vào thế kỷ XV – XVI); Phố Hiến (cảng thị lớn ven sông, trung tâm hành chính và trạm kiểm soát khá quy mô ở Đàng Ngoài với việc thương nhân các nước đã đến đây để tiến hành các hoạt động giao thương); Hội An (Quảng Nam – tam giác ngoại thương giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Nam Á), Thị Nại (Bình Định – đô thị cổ của Champa tồn tại từ thế kỷ X – XV và là cảng khẩu ven đầm gần biển với 2 chức năng quân cảng và thương cảng); Óc Eo - thương cảng quốc tế không chỉ của vương quốc Phù Nam mà còn của cả nhiều trung tâm kinh tế Đông Nam Á; không những là nơi giao dịch, mua bán giữa Phù Nam với nước ngoài mà còn là địa điểm dừng chân lấy nước và mua sắm lương thực, thực phẩm của các thương thuyền trên hải trình thương mại quốc tế [4]47… [Hình 68 – 71].
Sau khoảng thời gian dài đơn thuần chỉ là điểm trung chuyển trên các tuyến giao thương, khoảng từ thế kỷ XV là thời kỳ bùng nổ của giao thương quốc tế qua vùng biển Việt Nam, những cảng thị sơ khai dần dần trở thành một điểm sinh hoạt kinh tế - văn hóa của cư dân trong nước. Mà điển hình là thương
47Phan Huy Lê (2007), Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 10/2007. Tr. 3 – 14.
28
cảng Vân Đồn với việc khai quật di tích Cống Cái – Sơn Hào, Quan Lan…
[Hình 72 – 73]:
- Năm 2014, Viện Khảo cổ học tiếp tục phối hợp với Ban QLDTTD Quảng Ninh và các chuyên gia khảo cổ học dưới nước quốc tế đã tiến hành khảo sát, khai quật khảo cổ học tại khu vực Cống Cái, thôn Sơn Hào, xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đoàn đã mở 5 hố khai quật và 2 hố thám sát có tổng diện tích 66m2. Số lượng di vật được phát hiện trong các hố khai quật rất lớn, lên tới hơn 26.000 di vật, chủ yếu là các mảnh vỡ, thuộc nhiều triều đại và của nước ngoài [4]48.
- Với kết quả khai quật năm 2016 và đợt khảo sát năm 2017, các chuyên gia khảo cổ xác định khu vực Cống Cái - Sơn Hào có thể là một điểm quan trọng trong hệ thống Thương cảng Vân Đồn. Đồng thời đây cũng là khu vực liên quan đến Chiến thắng Vân Đồn năm 1288, gắn với tên tuổi của danh tướng Trần Khánh Dư [5]49.
Ngoài những dòng ghi chép tản mạn, có phần ít ỏi của các nguồn sử liệu thành văn, thì những điều tra, khảo sát, phát hiện, khai quật và nghiên cứu các con tàu đắm ở trên vùng biển Việt Nam có thể giúp ta chứng minh được trong lịch sử, Việt Nam tham gia một cách tích cực vào con đường thương mại trên biển, trong đó mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của chúng ta là đồ gốm. So sánh đối chiếu đồ gốm sứ trên các con tàu đắm cổ ở Biển Đông với những phát hiện khảo cổ học về đồ gốm sứ trên đất liền Việt Nam, giúp chúng ta phác thảo rõ hơn về con đường hàng hải quốc tế và mối giao lưu buôn bán trên biển Việt Nam [5]50.
Một khối lượng hiện vật khổng lồ từ các con tàu đắm (6 con tàu đắm đã được khai quật ở Việt Nam) đã góp phần chứng minh vùng ven biển Đông thực sự là một trong những con đường hàng hải lớn nhất thế giới. Đặc biệt là tham
48http://laodong.com.vn/quang-ninh/khai-quat-khao-co-hoc-di-tich-cong-cai-van-don-day-dac-dau-tich- van-hoa-lich-su-619578.bld 49http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201705/nhung-phat-hien-moi-ve-thuong-cang-van-don-o-quan-lan- 2342588/ 50 http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-50cf00427ebc download by : skknchat@gmail.com
gia vào con đường buôn bán đường dài qua biển Đông, Việt Nam là “tiền trạm”, ngã tư đường trong giao thương Đông – Tây, vai trò của Việt Nam không chỉ là việc thực thi chủ quyền của nước chủ nhà, nhất là trong thời Nguyễn, mà còn là nơi cung cấp hàng hoá xuất khẩu. Đó là hàng gốm sứ Chu Đậu chiếm phần lớn trong con tàu đắm Cù Lao Chàm.
Các con tàu đắm còn cung cấp nhiều sản phẩm của vùng nam Trung Quốc, Thái Lan. Hoạt động giao thương trên biển tấp nập, lưu lượng hàng hoá dồi dào, con đường hàng hải kéo dài từ nam Trung Quốc, qua biển Đông nước ta đến thế giới Ấn Độ, Trung Đông và Châu Âu, được ví như “con đường tơ lụa trên biển” hay còn gọi là “con đường gốm sứ”. Con đường đó đã để lại vết tích di sản khá nhiều trong lòng biển Đông, mà khảo cổ học dưới nước ở ta mới chỉ khai mở bước đầu.