Khảo cổ học biể n đảo: Biển Đông và các đảo gần bờ xa bờ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kì CHUYÊN đề KHẢO cổ học dưới nước đề tài NHỮNG THÀNH tựu nổi bật TRONG NGHIÊN cứu KHẢO cổ học dưới nước ở VIỆT NAM TÍNH đến năm 2017 (Trang 34 - 36)

cổ học biển - đảo với khảo cổ học dưới nước không chỉ là một ngành

khoa học hẹp trực thuộc Khảo cổ học, hay cũng không chỉ đơn thuần là sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dưới nước, mà còn có ý nghĩa chính trị nhất định trong vấn đề chủ quyền biển đảo quốc gia.

Các cuộc khai quật các di tích trên các đảo ven bờ, Trường Sa và các tàu đắm từ thập niên 90 (thế kỷ XX) trong vùng biển Việt Nam chính là những bước đi đầu trong việc nghiên cứu khảo cổ học biển đảo Việt Nam. Khảo cổ học

52 http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/di-tich-bai-coc-bach-dang-huyen-thoai-2995267.html

32

biển đảo nên được hiểu là nghiên cứu các di tích khảo cổ học dưới nước, các vùng ven biển và các đảo.

2.3.1. Dấu tích hoạt động của cư dân ở Biển Đông

Theo một số tài liệu thành văn và những chứng cứ khảo cổ học thì từ rất sớm cư dân Việt cổ đã gắn liền đời sống sinh hoạt với biển. Biển, đảo là bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc Việt Nam.

Người Việt có chủ quyền trên biển Đông, đã khai thác hải sản trên một vùng biển đảo:

- Một loạt hiện vật khai quật được tại các di chỉ ven biển đã chứng minh cho việc khai thác biển Đông của người ven bờ từ bàn mài văn hoá Hạ Long vùng vịnh Đông Bắc, đến những con dấu gốm Hoa Lộc ven biển Thanh Hoá, đồ gốm Hòa Diêm vùng vịnh Cam Ranh. Đặc biệt, một số đồ vàng, trang sức từ Ấn Độ và Trung Cận Đông cũng có mặt trong thời cổ đại ở Việt Nam, bằng chứng cho một con đường biển khá sớm, con đường trao đổi gia vị từ thời cổ đại [5] . - Một loại di sản nữa thể hiện chủ quyền của Việt Nam với vùng biển đảo. Đó là các loại bản đồ người phương Tây vẽ, như bản đồ vùng Viễn Đông năm 1774 (dưới thời Vua Lê Hiển Tông), vẽ quần đảo Paracel (Hoàng Sa) và ghi chú rõ thuộc Đại Việt. Đến thời Minh Mạng, đầu thế kỷ 19, vua lại sai vẽ bản đồ “Đại Nam Nhất thống toàn đồ”, có vẽ quần đảo Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa thuộc chủ quyền nước ta. Một loạt các tài liệu thư tịch, như các châu bản của vua Nguyễn khẳng định chủ quyền biển đảo, tác phẩm Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (năm 1776) ghi lại việc thành lập và hoạt động của Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải dưới triều Lê Trung Hưng.

Trong vòng 30 năm qua, các cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước và tiến hành trục vớt những con tàu đắm trong vùng biển Đông của Việt Nam và việc tìm thấy hàng loạt di vật thời Trần, Lê, Nguyễn tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã bổ sung nhiều bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của “con đường gốm sứ” qua hải phận nước ta, bao gồm cả vùng Trường Sa và Hoàng Sa

thuộc chủ quyền Việt Nam từ xa xưa... Thực tiễn 6 con tàu cổ ở Việt Nam đã khai quật và qua những thông tin báo dẫn cùng những tư liệu của cơ quan lưu trữ quốc tế và lịch sử thành văn đã khẳng định vai trò, vị trí của biển Việt Nam trên con đường tơ lụa, gốm sứ trên biển cách đây nhiều thế kỷ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kì CHUYÊN đề KHẢO cổ học dưới nước đề tài NHỮNG THÀNH tựu nổi bật TRONG NGHIÊN cứu KHẢO cổ học dưới nước ở VIỆT NAM TÍNH đến năm 2017 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w