CẢM TÍNH VÀ PHIỀN CHÁN (SENSUALITY AND BOREDOM)

Một phần của tài liệu PHẬT GIÁO VÀ TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI Dịch Giả : THÍCH VIÊN LÝ (Trang 45 - 46)

(SENSUALITY AND BOREDOM)

Sự truy cầu khoái lạc cảm quan và sự truy lạc bại hoại nhân tánh của tính sinh hoạt đều có thể khiến cho nguy cơ đồng nhận thăng tiến; nhưng, phát triển một loại cách điệu sinh hoạt Phật giáo (Buddhist life-style) mới là nhiệm vụ chính yếu đối với hiện tại.

Theo đuổi sự biến thiên nhanh chóng, không ngừng tầm cầu sự biến hóa, và sau đó thì phiền chán, ảo diệt, có thể tìm thấy trong sách “Hoặc Đây Hoặc Đó” (Either Or) tác phẩm của Soren Kiekegard, Don Juan - người anh hùng của sắc tình lãng mạn trong câu chuyện truyền kỳ của Tây Ban Nha, là

nhân vật đại biểu cho một loại hình khác, ông ta được quy loại là nhân vận thuộc sắc dục hình (lustful type).

Người thanh niên hiện đại, sau khi đuổi theo những âm thanh và hình sắc, kế đến là phát hiện rằng sự quan hệ của nhân loại đã và đang thiếu vắng sự quan tâm chân chính về ái tình và mức độ thân thiết. Nhưng, từ trong đồng nhận tánh đã thấy được tâm lý học nhân tánh và luân lý học của Phật giáo rằng là chúng a có thể được thương yêu một cách chân chính, lương thiện và tôn kính với tâm từ bi sâu xa vô lượng.

Kết quả theo đuổi của Don Juan sẽ sanh ra sự phiền chán, ưu uất, đau khổ và tuyệt vọng; vì vậy mà bảo rằng lý tưởng của Don Juan không thể biến thành triết học nhân sinh trường kỳ một cách thống nhất (consistent

pholosophy of life). Phiền chán là một chứng trạng sâu nặng nhất trong vấn đề đồng nhận ngày nay. Phiền chán gồm có hai loại đó là do mục tiêu đặc thù gây nên (như hí kịch, sách vở v.v…) và không có mục tiêu nào cả, và đó là sự phiền chán được dẫn phát từ chính mình. Nếu chúng ta có thể dùng nội tỉnh để nắm vững cái “rỗng tuếch của vô danh” (nameless emptiness) nhằm tiến vào cửa ngõ trí tuệ thì có thể khắc phục tất cả một cách triệt để.

Một phần của tài liệu PHẬT GIÁO VÀ TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI Dịch Giả : THÍCH VIÊN LÝ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)