Ảnh hưởng tới nhân viên

Một phần của tài liệu các học thuyết quản trị nhân lực và định hướng ứng dụng trong tập đoàn fpt telecom. (Trang 39 - 42)

với thử thách, sẽ mở ra cho mình cơ hội để vươn tới những mục tiêu phát triển sự nghiệp của bản thân;

- Nhân viên sẽ hiểu rõ vai trò của mình, làm việc với năng suất và đạt hiệu quả cao nhất nếu có sự ủng hộ cũng như hướng dẫn của cấp trên Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nâng cao mối quan hệ giữa nhân viên và các nhà quản lý;

- Khi các nhà quản trị không quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra, thì sẽ đảm bảo các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay và đầy đủ, từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của những lỗi lầm đó (trong các chính sách và các quy trình) nhằm sửa đổi cho phù hợp. Trách mắng nhân viên hẳn nhiên sẽ không khích lệ mọi người thông báo với cấp trên những việc sai sót và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm;

- Khi các nhân viên cảm nhận rằng nhà quản trị cấp cao quan tâm và sẵn sàng giải quyết vấn đề của họ, thì họ sẽ tích cực, lạc quan hơn việc thực thi nhiệm vụ được giao và sẽ có thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu chung mà nhà quản trị đề ra;

- Khi họ thấy được vai trò vị trí của bản thân trong công ty, các nhân viên sẽ tự giác, chủ động hơn trong công việc.

III. Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của FPT Telecom

1. Đánh giá

- Về tuyển dụng, FPT Telecom đã đưa ra được những tiêu chí chung về tiêu chuẩn của lao động, những tiêu chị riêng phù hợp với ngành nghề tuyển dụng và trong phạm vi khả năng của người lao động.

- Về công tác đào tạo và phát triển nhân lực, công ty đã đưa ra được những phương pháp đào tạo và phát triển phù hợp với điều kiện cuả công ty, có hiệu quả cao.

- Về đãi ngộ nhân sự, công ty có những điều kiện làm việc và đãi tốt, hấp dẫn người lao động, đem lại lợi ích tối ưu cho cả nghười lao động và công ty.

- Liên quan đến chuyên môn,FPT có công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn, giúp người lao động năng động và phát huy được khả năng, sở trường của chính mình.

- Công ty cũng đưa ra được cách thức quản lý dự trên các thuyết quản trị nhân lực, nó phù hợp với yêu cầu của người lao động và tổ chức của công ty.

- Từ đó, đã tạo ra được những tác động tích cực nhân viên trong thực hiện công việc, tạo hiệu quả tích cực, đạt được thành tích cao.

2. Kiến nghị

- Công ty chưa thực sự quan tâm sát sao đến toàn bộ nhân viên trong đó. Vì vậy, vẫn có những nhân viên bất đồng với các chính sách quản lý của công ty, chống đối lại và có thể bán đứng công ty vì lợi ích cá nhân. Nên công ty cần bao quát hơn toàn bộ nhân lực trong tổ chức của mình.

- Tạo nhiều cở hội thăng tiến hơn cho nhân viên, cải thiện cơ sở vật chất ở một số chi nhánh.

- Thông báo trước khi thực hiện cơ cấu thay đổi cho nhân viên kịp thích nghi.

- Thưởng thêm cho nhân viên trong các ngày nghỉ lễ.

KẾT LUẬN

Quản trị nhân lực là một trong ba mảng của quản trị doanh nghiệp (quản trị Maketing, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực). Mỗi mảng quản trị có chức năng và nhiệm vụ riêng của nó. Có thể nói, quản trị nguồn nhân lực l à c h ìa k h ó a c h o s ự t h à n h c ô n g c ủ a d o a n h n g h i ệ p , đ â y c ũ n g

thần gắn bó với công việc, với doanh nghiệp thì sẽ thành công hơn bất cứ sức mạnh tài chính nào. Để tạo nên sức mạnh đó thì doanh nghiệp phải chú trọng đến mọi khâu của q u á t r ìn h q u ả n t r ị n g u ồ n n h â n l ự c : t ừ v i ệ c l ậ p k ế h o ạ c h n h â n s ự đ ến t u y ể n chọn nhân sự và cuối cùng là gắn kết nguồn nhân sự ấy với công ty của mình. Quan trọng hơn, để hiểu rõ về quản trị nhân lực, các doanh nghiệp phải nắm vững các học thuyết của nó, đặc biêt là ba học thuyết phương Tây là thuyết X, Y, Z – được ứng dụng nhiều trong các tập đoàn, các doanh nghiệp, đem lại thành công cho họ. Bằng chứng là tập đoàn FPT Telecom và sự thành công của họ trên cở sở ứng dụng các thuyết quản trị nhân lực vào hoạt động quản trị nhân lực của mình.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Tiến sĩ Lê Thanh Hà, giáo trình “Quản trị nhân lực”, NXB Lao động – Xã hội, 2011.

2. Nguyễn Hữu Thân, “Quản trị nhân sự”, NXB Thống kê, 1996.

3. PGS.TS Trần Kim Dung, “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Giáo dục, 2011.

4. http://www.fpt.vn/ - Trang chủ của FPT Telecom.

5. http://www.google.com.vn – Mạng xã hội toàn cầu.

Một phần của tài liệu các học thuyết quản trị nhân lực và định hướng ứng dụng trong tập đoàn fpt telecom. (Trang 39 - 42)