Khái quát về địa bàn và khách thể khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý công tác chủ nghiệm lớp tại trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 45)

2.1.1. Giới thiệu chung

Năm 2000 trường Tiểu học Đông Ngạc được tách thành 2 trường: Tiểu học Đông Ngạc A và Tiểu học Đông Ngạc B. Khi mới tách ra trường tiểu học Đông Ngạc A gặp rất nhiều khó khăn như: vị trí trường nằm cạnh đường luôn có mật độ giao thông qua lại rất đông nhất là các loại xe ben, xe tải chở cát sỏi nên gây tiếng ồn và rất nhiều cát bụi trước cổng trường, học sinh đi lại không an toàn đặc biệt là các học sinh đi xe đạp. Số học sinh rất hạn chế chỉ hơn 400 học sinh với 15 lớp và số học sinh nghèo và học sinh có hoàn cảnh khókhăn nhiều.

Đến năm 2004-2005 trường được chuyển ra một ngôi trường mới với khuôn viên rộng rãi khang trang với 3 khu nhà 3 tầng với đầy đủ các phòng chức năng thuận lợi cho việc dạy và học. Từ đó số lượng học sinh đến học tại nhà trường tăng lên hàng năm.

Từ năm 2000 đến nay trường Tiểu học Đông Ngạc A luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học. Nhiều năm liền đạt Tập thể Lao động Tiên tiến, Tập thể Lao động Xuất sắc; Liên đội mạnh cấp thành phố, cấp Trung ương.

Trong những năm qua cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, sự đi lên của ngành giáo dục. Trường Tiểu học Đông Ngạc A đã thực sự quan tâm, chăm lo đến hoạt động giáo dục thế hệ trẻ. Với truyền thống cần cù, hiếu học, cùng với sự ủng hộ của Đảng bộ và nhân dân xã Đông Ngạc, trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn tập trung đầu tư cho chất lượng giáo dục. Chính vì thế cơ sở vật chất trường học ngày càng đầy đủ, khang trang, đổi mới. Năm học 2006- 2007 trường được công nhận đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Ngạc A đã có nhiều khởi sắc. Phong trào thi đua: “Dạy tốt – Học tốt” được phát huy có hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học

và sáng tạo” Triển khai có hiệu quả phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện -

Học sinh tích cực”, và thực hiện có hiệu quả “Năm trật tự và văn minh đô thị”;

“Năm Kỉ cương hành chính”.

Năm học 2014-2015 trường được nhận Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Năm 2017 tổng số có 39 lớp,và tổng số là 1886 em học. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 75 đồng chí.

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ, Chính quyền địa phương tạo điều kiện về nhiều mặt để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ, nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao, động viên kịp thời của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm; sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh; sự cố gắng của cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh.

Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trách nhiệm, đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, có nhiều cố gắng trong phong trào dạy và học.

Trong trường các em học sinh được học đủ các chương trình nội, ngoại khoá theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phong trào thể dục, múa hát tập thể sôi nổi. Các câu lạc bộ cờ vua, cờ tướng, võ thuật, văn nghệ,… được duy trì và tập luyện thường xuyên, đội tuyển thể dục thể thao tham gia nhiều cuộc thi và đều đạt kết quảtốt.

Tiếp nối những thành tích đã đạt được, năm học 2017 - 2018 thầy và trò nhà trường quyết tâm thi đua "Thầy dạy tốt - Trò học tốt"; thực hiện tốt các phong trào "Đổi mới quản lý - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và dạy học phấn đấu xây dựng một trường học vững mạnh và phát triển, ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại... đáp ứng sự mong mỏi, tín nhiệm của nhân dân phường Đông Ngạc,

sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo đã tin tưởng giao phó cho tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức năm học 2018-2019

Tổng số CB GV-NV trong đơn vị:79 đ/c; số CB GV-NV nữ: 74 đ/c Ban giám hiệu:03 đ/c

Đảng viên: 25 đ/c

GV đạt trình độ Thạc sỹ:03 đ/c. Số lớp 40 lớp.

Số học sinh toàn trường: 1.990 học sinh Lớp vở sạch chữ đ p, lớp tiên tiến 40/40 lớp

Kết quả các cuộc thi và các giải thưởng của giáo viên và học sinh

* Cấp Quốc tế: 01 giải

1 Huy chương vàng giải CờTướng trẻ Châu Á

* Cấp Quốc gia: 39 giải

Thi Robothon và lập trình wicode Cuộc thi viết chữđ p Báo Nhi đồng Thi Cờ Vua, CờTướng. Khiêu vũ thể thao

* Cấp Thành phố: 15 giải * Cấp Quận: 81 giải * Cấp Trƣờng: 489 giải

2.1.3. Tổ chức khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Ngạc A

2.1.3.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học Đông Ngạc A. Tìm ra những khác biệt, hạn chế của hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Đông Ngạc A trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, từ đó làm cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm phù hợp bối cảnh hiện nay.

2.1.3.2. Khách thể khảo sát

Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và phụ huynh học sinh trường tiểu học Đông Ngạc A

2.1.3.3. Tiếntrình khảo sát

Dùng phiếu hỏi; quan sát giờ dạy, phỏng vấn, hoạt động giáo dục, công tác

chủ nhiệm của giáo viên, nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên học sinh

2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trƣờng Tiểu học Đông Ngạc A

2.2.1. Thựctrạng học sinh và môi trường giáodục

Tình hình phát triển giáo dục của trường tiểu học Đông Ngạc A năm học

2018- 2019

* Về năng lực

Kh Số

HS

Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự học và giải quyết vấn đề

Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 430 334 77.7 96 22.3 0 0.0 335 77.9 96 22.3 0 0.0 312 72.6 118 27.4 0 0.0 2 347 263 75.8 82 23.6 2 0.6 271 78.1 74 21.3 2 0.6 263 75.8 82 23.6 2 0.6 3 329 241 73.3 88 26.7 0 0.0 246 74.8 83 25.2 0 0.0 237 72.0 92 28.0 0 0.0 4 431 342 79.4 89 20.6 0 0.0 351 81.4 80 18.6 0 0.0 311 72.2 120 27.8 0 0.0 5 363 274 75.5 89 24.5 0 0.0 298 82.1 65 17.9 0 0.0 266 73.3 97 26.7 0 0.0 TT 1900 1454 76.5 444 23.4 2 0.1 1501 79.0 398 20.9 2 0.1 1389 73.1 509 26.8 2 0.1

(Nguồn số liệunăm học 2018 -2019 của trường tiểu học Đông Ngạc A)

* Về phẩm chất

Kh Số

HS

Chăm học, chăm làm Tự tin, trách nhiệm Trung thực, kỉ luật Đoàn kết, yêu thƣơng

Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 430 327 76.0 103 24.0 0 0.0 330 76.7 100 23.3 0 0.0 341 79.3 89 20.7 0 0.0 395 91.9 35 8.1 0 0.0 2 347 278 80.1 67 19.3 2 0.6 286 82.4 59 17.0 2 0.6 303 87.3 42 12.1 2 0.6 315 90.8 30 8.65 2 0.6 3 329 246 74.8 83 25.2 0 0.0 251 76.3 78 23.7 0 0.0 265 80.5 64 19.5 0 0.0 298 90.6 31 9.42 0 0.0 4 431 343 79.6 88 20.4 0 0.0 332 77.0 99 23.0 0 0.0 373 86.5 58 13.5 0 0.0 406 94.2 25 5.8 0 0.0 5 363 285 78.5 78 21.5 0 0.0 286 78.8 77 21.2 0 0.0 304 83.7 59 16.3 0 0.0 329 90.6 34 9.37 0 0.0 TT 1900 1479 77.8 419 22.1 2 0.1 1485 78.2 413 21.7 2 0.1 1586 83.5 312 16.4 2 0.1 1743 91.7 155 8.16 2 0.1

* Kết quả về các hoạt động giáo dục Kh Tổng số HS đƣợc đánh giá

Môn học, hoạt động giáo dục Khen thƣởng

HTT HT CHT HS hoàn thành XS các nội dung HT và RL HS có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc Khen thưởng đột xuất Đề nghị cấp trên khen SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 430 120 27.9 310 72.1 0 0.0 120 27.9 298 69.3 0 0.0 1 0.2 2 347 98 28.2 247 71.2 2 0.6 98 28.2 239 68.9 0 0.0 6 1.7 3 329 103 31.3 226 68.7 0 0.0 103 31.3 222 67.5 0 0.0 8 2.4 4 431 125 29.0 306 71.0 0 0.0 125 29.0 298 69.1 0 0.0 35 8.1 5 363 112 30.9 251 69.1 0 0.0 112 30.9 249 68.6 59 16.3 38 10.5 TT 1900 558 29.4 1340 70.5 2 0.1 558 29.4 1306 68.7 59 3.1 88 4.6

(Nguồn số liệu năm học 2018 -2019 của trường tiểu học Đông Ngạc A)

* Kết quả VSCĐ Khối Số HS tính A B C Lớp VSCĐ SL % SL % SL % Khối 1 430 412 95.8 18 4.2 0 0 9 Khối 2 347 316 91.6 31 8.4 0 0 7 Khối 3 329 307 93.3 22 6.7 0 0 7 Khối 4 431 393 91.2 38 8.8 0 0 9 Khối 5 363 339 93.4 24 6.6 0 0 8 Toàn trƣờng 1900 1767 93.1 133 6.9 0 0 40

* Kết quả các cuộc thi các cuộc thi

TT Nội dung thi

Kết quả các cấp Cấp trường Cấp Quận Cấp TP Cấp QG Châu Á

1 Thi Olympic Tiếng Anh 35 14

2 Thi Toán- Khoa học- Tiếng Anh 4

3 Thi Toán trên Internet 2

4 Robothon 18 8

5 Tin học trẻ không chuyên 5

6 Viết thư quốc tế UPU 12

7 Thuật Toán Quốc tế Bebras 4

8 Toán Quốc tế Kangaroo IKMC 15

9 Trạng Nguyên nhỏ tuổi (Báo NĐ tổ chức) 7 2

10 Thi viết chữ đ p (Báo NĐ tổ chức) 5 2

11 Toán qua mạng bằng Tiếng Việt 1

12 Vẽ tranh 20

13 Ý tưởng trẻ thơ 15

14 Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng 12

15 An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 15

16 Thể dục thể thao 15 32 15 1 1

17 Giọng hát dân ca nhí 5 1

18 Trạng Nhí Tiếng Anh 325 34

Tổng HS đạt giải các cấp 489 81 15 39 1

(Nguồn số liệu năm học 2018 -2019 của trường tiểu học Đông Ngạc A)

Trường tiểu học Đông Ngạc A về chất lượng giáo dục cơ bản ổn định, chất lượng đại trà khá vững chắc; kỉ cương và nề nếp cơ bản được duy trì. Các mô hình

trường học mới, phương pháp dạy học tích cực dần khẳng định được ưu thế, được áp dụng và nhân rộng. Giáo dục mũi nhọn giành được nhiều thành tích. Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất,trang thiết bị nhà trườngđáp ứng yêu cầu dạy và học. Đội

ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhìn chung đủ về số lượng, tương đối đảm bảo về chất lượng, 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn và đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước. Công tác

phát triển Đảng trong ngành giáo dục rất được quan tâm, đâylà lực lượng nòng cốt trong nhà trường. Trong nhà trường, các hoạt động Công đoàn, Thanh tra, Đoàn, Đội Thiếu niên được chú trọng, ban đại diện cha m học sinh phối kết hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục con em trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt,

Nhi đồng chăm ngoan.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn còn bộc lộ những hạn chế đó là:

- Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thật mạnh mẽ. Trang thiết bị dạy học còn thiếu, hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Chất lượng dạy học còn

có sự chênh lệch giữa các khối lớp.

- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa đều, chưa mạnh, khai thác các nguồn lực cho giáo dục còn nhiều hạn chế.

2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường tiểu học Đông Ngạc A

- Cán bộ quản lý toàn trường: 3 đ/c

- Số giáo viên chủ nhiệm toàn trường: 40 đ/c

- Số giáo viên chủ nhiệm từng khối:

K1:8 đ/c, K2:8 đ/c, K3:7 đ/c, K4: 9 đ/c, K5: 8 đ/c - Trình độ đào tạo: Đại học: 38 đc, Trung cấp: 2 đc

- Độ tuổi trung bình từng khối:

K1: 40 tuổi, K2: 39,4 tuổi, K3:38,9 tuổi, K4:40,2 tuổi, K5: 36,3 tuổi

Nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Đông Ngạc A, chúng tôi nhận thấy thực tế hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất lớn vào năng lựcquản lýcủa người làm công tác chủ nhiệm. Thế nhưng, số giáo viên có

kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học Đông Ngạc A còn ít, không đủ để rải đều cho các lớp học nên công tác chủ nhiệm có phần hạn chế, hiệu quả giáo dục học sinh chưa cao.

Có không ít giáo viên làm công tác chủ nhiệm vẫn còn thụ động, chưa tích

cự trong mọi công việc. Phần lớn các công việc của giáo viên lệ thuộc nhiều ở sự nhắc nhở, chỉ bảo của khối trưởng và ban giám hiệu nhà trường. Họ còn trông chờ, ỷ lại, chưa thể hiện sự chủ động của mình trong công tác chủ nhiệm. Ban giám hiệu nhà trường không thể làm thay phần việc của giáo viên chủ nhiệm, và cũng không thể lúc nào cũng nắm bắt kịp thời tình hình cụ thể của từng lớp, của từng đối tượng học sinh. Thực trạng đó đã dẫn đến một số tồn tại phổ biến như: Không

kịp thời ngăn chặn các biểu hiện chưa tốt của học sinh, cách thức xử lý học sinh vi phạm cũng khángẫu hứng, đôi khi không đúng phương pháp sư phạm và thiếu tính chuyên nghiệp, dễ vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm nhân phẩm học sinh, đồng thời gây bực dọc đối với phụ huynh. Việc vận dụng yếu tố tâm lý trong giáo dục hành vi học sinh của giáo viên còn khập khiễng, nghèo nàn, đơn điệu, không hài hòa giữa tình và lý, thậm chí mang nặng tính áp lực, răn đe, buộc học sinh vâng lời tức thời, không làm cho học sinh tâm phục, khẩu phục. Không kịp thời, còn nóng vội và thiếu kinh nghiệm khi xử lý các vụ việc, thiếu bao dung cần thiết mà thiên về xử phạt. Chưa thấu hiểu hết nguyên nhân sâu xa dẫn đến những tâm sự riêng của học sinh, chưa cùng các em chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, bế tắc, vướng mắc một cách chân tình, thực sự. Chưa tin tưởng, mạnh dạn bố trí, giao việc để tạo điều kiện thuận lợi, qua đó đánh giá, động viên, khích lệ các em phấn đấu trở thành học sinh tốt.

Trong công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, ban giám hiệu

thỉnh thoảng phát hiện ra giáo viên còn qua loa trong việc nắm bắt tình hình học sinh, buộc phải điều chỉnh, bổ sung. Nhiều thông tin về học sinh không cụ thể, còn áp đặt thông tin. Khả năng giao tiếp, phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các

thành viên khác trong nhà trường, với Đoàn, Đội, phụ huynh, chính quyền còn hạn chế dẫn đến phương pháp, biện pháp giáo dục học sinh không đồng bộ.

Trong quá trình chủ nhiệm, khả năng dự báo của một số giáo viên chưa tốt, chưa cụ thể hóa các nhiệm vụ, quy định trong Điều lệ, Nghị quyết thành chương trình, kế hoạch, công việc hành động cụ thể sao cho phù hợp tình hình thực tế của

lớp, vì thế công tác chủ nhiệm đôi khi kém phần phong phú. Nội dung, hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt lớp thiếu đầu tư, không thu hút lôi cuốn học sinh …hiệu quả giáo dục kém. Trong các buổi sinh hoạt tập thể lớp, ngoại khóa chưa thấy giáo viên chủ động tổ chức cho các em tự thảo luận, tranh luận về một chủ đề thiết thực nào đó để giáo dục, như từ những câu chuyện người thật, việc thật có tính thời sự, gần gũi … giúp các em nhận thức hành vi đúng - hành vi sai, chân – thiện – mỹ,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý công tác chủ nghiệm lớp tại trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)