Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm
- Bước đầu xác định sự tác động của một số biện pháp quản lý công tác chủ
nhiệm cho giáo viên của trường tiểu học Đông Ngạc A.
- Khẳng định tính khoa học, thực tiễn của các biện pháp đưa ra.
3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm
Khảo nghiệm trên hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tổ
phó chuyên môn và các giáo viên chủ nhiệm của trường tiểu học Đông Ngạc A, thành phố Hà Nội bao gồm: 1 Hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng, 5 tổ trưởng chuyên môn, 5 tổ phó chuyên môn, 40 giáo viên chủ nhiệm của 5 khối lớp.
Thời gian khảo nghiệm: Từtháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019
Phân tích các kết quả đạt được thông qua thực hiện biện pháp đưa ra và so
sánh sự nhận thức của đội ngũ CBQL và GVCN trước và sau khi khảo nghiệm.
Đồng thời đánh giá một số kết quả quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên được khảo nghiệm và so sánh kiểm chứng bằng các kết quả khảo nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp.
3.5.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chọn khối lớp khảo nghiệm; quan sát ghi chép, tập hợp, thống kê, phân tích số liệu, thực hiện phương pháp so sánh đối chứng kết quả giữa các GVCN thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên.
3.5.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.5.4.1. Nhận thức tính cần thiết của biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của
giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý
Các biện pháp RCT Mức độ cần thiếtCT KCT Điểm TB Thứ bậc
Biện pháp 1 43 2 0 6,81 1
Biện pháp 2. 38 7 0 6,45 5
Biện pháp 3 39 6 0 6,5 4
Biện pháp 4 36 9 0 6,36 6
Qua kết quả khảo nghiệm chúng ta thấy sự chuyển biến trong nhận thức của giáo viên chủ nhiệm, tổtrưởng chuyên môn, cán bộ quản lý sau khi khảo nghiệm đã
có sự chuyển biến rõ rệt về quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A. Đa số đều đánh giá tầm quan trọng, tính cần thiết của các biện pháp luận văn đưa ra.
3.5.4.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên của trường tiểu học Đông ngạc A, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý
Các biện pháp Mức độ khả thi Điểm TB Thứ
Bậc RKT KT KKT Biện pháp 1 42 3 0 6,76 2 Biện pháp 2 43 2 0 6,81 1 Biện pháp 3 36 9 0 5,36 7 Biện pháp 4 38 7 0 6,47 5 Biện pháp 5 37 8 0 6,54 6
Qua kết quả khảo nghiệm chúng ta thấy tinh thần trách nhiệm, ý thức vai trò của các giáo viên chủ nhiệm được nâng cao. Các công tác tổ chức bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng của giáo viên chủ nhiệm được chính các giáo viên, giáo viên chủ nhiệm quan tâm, tích cực học tập trau dồi. Đây cũng là một trong những năng lực quản lý của giáo viên chủ nhiệm được phát triển,
3.5.4.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A, Thành phố Hà Nội
Các biện pháp luận văn đề xuất, qua số liệu đều được đánh giá là cần thiết, qua mức điểm trung bình vềđộ cần thiết của các biện pháp tương đối cao.
Những kết quả khảo nghiệm trên đây tuy mới khẳng định bước đầu, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định kết quảtác động của các biện pháp
Tiểu kết chƣơng 3
Chương 3 của Luận văn đã phản ánh các nội dung và kết quả nghiên cứu đề
xuất định hướng, 4 nguyên tắc: nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ, tính khả thi và nguyên tắc phù hợp thực tiễn và 5 biện pháp quản lý công tác chủ
nhiệm của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A, Thành phố Hà Nội.
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài trên địa bàn và đối tượng cụ thể, đã khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp nhằm quản lý tốt công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A. Những kết quả khảo nghiệm được chúng tôi đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng với các phép tính được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Những kết quả định tính và định lượng nói trên đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoahọc mà chúng tôi đã nêu trong phần mở đầu. Vấn đề quan trọng là mỗi cơ sở đào tạo cần phải vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp các biện pháp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệmở địa bàn cụ thể, để nâng caochất lượng, hiệu quả của quản lý công tácđội ngũ giáo viên trong các trường tiểu học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lí luận
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý công tác chủ nhiệm, đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A trong bối cảnh đổi mới giáo dục với những khái niệm cơ bản và luận cứ khoa học liên quan
đến đề tài nghiên cứu. Từ các Nghị quyết vềđổi mới giáo dục của Đảng, cốt lõi là Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, luận án phân tích bối cảnh đổi mới giáo dục và tác động của nó đến sự phát triển của giáo dục tiểu học.
Căn cứ vào Chuẩn quản lý công tác chủ nhiệm của hiệu trưởng trường tiểu học hiện hành và những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên chủ nhiệm trong bối cảnh
đổi mới giáo dục hiện nay, luận văn đã nêu lên thực trạng quản lý công tác chủ
nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Từ đó đưa ra những nhận định về các yếu tố khách quan, chủ quan tác động
đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.
1.2. Về thực tiễn
Từ những căn cứ về lý luận và những đúc rút thực tiễn về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A trong bối cảnh đổi mới giáo dục, luận văn đã khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất 5 biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản. Tất cả các biện pháp đề xuất đều gắn liền với bối cảnh đổi mới và mang những nét đặc thù của khu vực Quận Bắc Từ Liêm. Các biện pháp
bước đầu được kiểm chứng qua việc khảo nghiệm tất cả 5 biện pháp và bước đầu chứng minh sự đúng đắn và hiệu quả qua quá trình khảo sát 5 biện pháp đó. Với những kết quả thu được đã bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài luận văn.
Như vậy, để đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đảng ta đã nêu ra phương châm cho sự phát triển giáo dục: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhằm đào tạo ra những con người giàu trí thức, giàu tiềm năng, nhiệt huyết có đủ khả năng gánh vác trọng trách quốc gia. Để góp phần đào tạo ra những con người như thế mỗi nhà trường tiểu học phải coi trách nhiệm: Nâng cao công tác quản lý chủ nhiệm là một nhiệm vụ trọng yếu, mà việc nâng cao quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên phụ thuộc khá nhiều vào công tác quản lý hoạt động dạy học của lãnh đạo trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.”
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội
Đối với sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Xây dựng kế hoạch, quy chế, cơ
chế bồi dưỡng phát triển quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên các trường tiểu học dựa trên chủtrương chung của BộGDĐT và đặc thù của địa phương; chỉ đạo, phối hợp tổ chức biên soạn, cung ứng tài liệu bồi dưỡng năng lực quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên cho CBQL, đặc biệt là tài liệu phát triển giáo dục tiểu học tại địa phương.
- Tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ
với các sở, ngành liên quan trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng (cơ chế, chính sách tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm, viết tài liệu địa phương…).
- Tăng cường tổ chức hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm trong khu vực, trong nước và quốc tế về bồi dưỡng quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên
các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí cho quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên các trường tiểu học, xây dựng website để tổ chức diễn
đàn trên mạng về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học, tạo
sân chơi để nhiều giáo viên có thể tham gia, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, phương
- Cho phép triển khai đề tài trong kế hoạch tại các trường tiểu học thuộc quận Bắc Từ Liêm sau khi luận văn bảo vệ thành công.
2.2. Đối với các trường tiểu học Đông Ngạc A
- Đưa hoạt động bồi dưỡng quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên thành hoạt động thường xuyên trong kế hoạch chung của nhà trường.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên chủ nhiệm; động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện tốt vai trò của mình.
2.3. Với các GVCN
- GVCN cần làm tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm được quy định tại
điều 31- 32 trong điều lệtrường tiểu học.
- Cần tự bồi dưỡng về nhận thức, kiến thức và nghiệp vụ, có ý thức tự học, tự đúc rút kinh nghiệm chủ nhiệm qua từng hoạt động giáo dục. Cần thực hiện tốt việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội để việc giáo dục học sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Aphanaxép (1979), Con người trong hệ thống quản lý xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghịTrung ương 8 khóa XI, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Quản lý chuyên môn ở trường tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệtrường tiểu học, Ban hành kèm theo
thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sửa đổi, bổsung điều 40; bổsung điều 40A của thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT, Ban hành kèm theo thông tư số
50/2012/TT-BGD&ĐT, Hà Nội.
8. Chính phủ Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011- 2020, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá
trình dạy học, Nxb Giáo dục.
10. Trần Khánh Đức (2014), Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại- phát triển năng lực và tư duy sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. F.F. Aunapu (1979), Quản lý là gì?, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Phạm Minh Hạc (2010), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Kế Hào (1992), Học sinh tiểu học và dạy nghề ở bậc tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Phó Đức Hòa, Lê Thị Lan Anh (2013), “Dạy học phát hiện ở tiểu học dưới góc nhìn lý thuyết kiến tạo”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (97).
16. Trần Châu Hoàn (2011), “Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải phòng”, Tạp chí giáo dục, (254), tr. 4-6; 13.
17. Đặng Thành Hưng (2010), “Quản lý giáo dục và quản lý trường học”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, (17).
18. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lý luận, biện pháp, kỹ thuật,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học sáng tạo, Nxb ĐHQG Hà Nội.
20. Harold Koontz, Cyril O’ Donell và Heinz Weibrich (1994), Những vấn đề
cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
21. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, nhà in trung tâm
thương mại, Hà Nội.
22. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb giáo dục.
23. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb ĐH sư
phạm Hà Nội.
24. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb ĐH sư phạm Hà Nội.
25. Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2015), Đại Cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, Nxb ĐH sư phạm Hà Nội.
26. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Hà Nội. 27. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Trần Thị Bích Liễu (2005), Quản lý dựa vào nhà trường - con đường nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 29. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb TPHCM. 30. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lý giáo dục, Nxb ĐH sư phạm Hà Nội. 31. Nguyễn Lộc (2008), Vai trò năng lực của người quản lý giáo dục nguồn
32. Luật Giáo dục (đã sửa đổi bổ sung) (2010), Quy định mới về giáo dục - đào
tạo và quản lý trường học, Nxb Lao động.
33. M.I. Kôndakốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, Trường Cán bộ
QLGD và Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
34. M.I Kôndakốp (1983), Những cơ sở lý luận của quản lý trường học, Trường Cán bộ QLGD và Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
35. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Đại học sư phạm, Hà Nội.
36. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Nxb GD Hà Nội.
37. Bùi Văn Quân (2007), Giáo trình Quản lý Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 38. Hà Nhật Thăng (Chủ biên) – Nguyễn Dục Quang – Nguyễn Thị Kỷ (2006),
Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ởtrường phổ thông, Nxb Giáo dục.
39. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Viện Quản lý và Kinh tế giáo dục thuộc Viện Hàn lâm sư phạm (Liên Xô cũ)
(1987), Những cơ sở của quản lý nội bộtrường học.
41. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
42. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại