ngành hàng sữa.
Vinamilk đang sở hữu hệ thống phân phối thuộc hàng “khủng”, bao phủ tất cả các kênh với hơn 250.000 điểm bán cả kênh truyền thống và hiện đại, trong đó có hơn 200 nhà phân phối độc quyền. Ngoài ra, trong năm qua chuỗi Giấc Mơ Sữa Việt đã được doanh nghiệp này đầu tư mạnh, mở mới 120 cửa hàng và nâng tổng số cửa hàng tại thời điểm cuối năm lên gần con số 600. Tính đến cuối năm 2021, kênh trực tuyến đã ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, một phần do xu hướng này gia tăng khi đại dịch diễn ra và cũng xuất phát từ nền tảng đã được Vinamilk đầu tư nhiều năm qua.
Kết năm 2021, dù trước đó có khá nhiều dự báo không khả quan do tình hình chung, nhưng tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk vẫn lập đỉnh mới khi vượt mốc 60 nghìn tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng quý 4/2021 đã chứng kiến một sự bứt phá mạnh khi tốc độ tăng doanh thu là 10%. Cũng theo BCTN 2021 do Vinamilk mới công bố, tính đến cuối tháng 11/2021, thị phần toàn ngành sữa của Vinamilk tăng 0.9% về giá trị, đây có thể nói là mức tăng khá ấn tượng với một doanh
nghiệp đã đang chiếm thị phần lớn nhất hiện nay, nhất là sau một năm chứng kiến nhiều đợt biến động lớn vì đại dịch.
Thước đo thị trường được phản ánh rõ hơn trong báo cáo Kantar Worldpanel, trong năm 2021 thì tại khu vực thành thị, tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm Vinamilk đạt đến 99% các hộ gia đình, tại nông thôn con số này xấp xỉ 90%. Có thể hiểu là cứ 10 hộ gia đình thì sẽ có 9 gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất là một sản phẩm của Vinamilk. Đặc biệt, tỷ lệ này tại khu vực thành thị gần như là tuyệt đối khi lên đến 99%, đây cũng là khu vực có sự tăng trưởng về tiêu dùng sản phẩm sữa rất mạnh trong những năm gần đây.