Phân tích 5 tác lực cạnh tranh của Vinamilk

Một phần của tài liệu tiểu luận môn quản trị marketing đề tài phân tích chiến lược marketing cạnh tranh của vinamilk (Trang 26 - 29)

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một bài toán mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tìm được đáp án nếu muốn có cơ hội dành chiến thắng trong cuộc đua thị phần. 5 Áp lực này bao gồm:

 Áp lực từ khách hàng

 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành  Áp lực từ các nhà cung cấp

 Áp lực từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế  Áp lực từ sự ra đời của các đối thủ mới

Áp lực từ khách hàng

Các khách hàng của Vinamilk bao gồm người tiêu dùng và cả các đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu thị, nhà phân phối… Do sữa là mặt hàng thiết yếu cần có cho trẻ nhỏ, mẹ bầu, người cao tuổi, người bệnh… nên yếu tố về giá không quá quan trọng với người tiêu dùng. Điều mà họ quan tâm hơn là chất lượng, hương vị và sự khác biệt với các thương hiệu khác. Đó là lý do Vinamilk tập trung xây dựng hình ảnh sản phẩm gắn liền với định vị một thương hiệu

sữa tươi nguyên chất 100%. Đồng thời không ngừng ra mắt nhiều sản phẩm mới với hương vị thơm ngon phục vụ khách hàng.

Về chất lượng, hãng này hợp tác với Viện dinh dưỡng quốc gia để nghiên cứu các dòng sản phẩm dinh dưỡng. Chiến lược này giúp Vinamilk chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng.

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

Ngành sữa hiện nay vô cùng cạnh tranh. Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh của Vinamilk đang dần lớn mạnh và đe dọa tới vị thế người dẫn đầu của thương hiệu này. Để giữ vững danh xưng “Ông hoàng sữa Việt” giữa hàng loạt các đối thủ trong nước và ngoài nước, Vinamilk cần có những chiến thuật cạnh tranh nhất định để tối ưu chi phí nhập ngành, tối ưu kênh phân phối và không ngừng tạo ra các giá trị khác biệt.

Áp lực các nhà cung cấp

Nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến sữa của Vinamilk đến từ trang trại mà công ty tự phát triển và các hộ nông dân nhỏ lẻ. Nhược điểm của nguồn cung này là người nông dân chưa có kỹ thuật chăm sóc tốt, chủ yếu là tự phát, nghiệp dư nên chất lượng sữa thường không ổn định. Nguồn cung còn lại đến từ nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài. Với đối tượng nhà cung cấp này, Vinamilk chịu thế bị động khi phải phụ thuộc vào thuế và biến đổi giá thị trường.

Áp lực từ những sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế sữa Vinamilk có thể kể đến là sữa từ các loại hạt (sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạt macca…) ngũ cốc, nước giải khát pha sữa… Tuy nhiên có thể nói, các sản phẩm từ sữa thường ít chịu sự đe dọa từ sản phẩm thay thế do tính thiết yếu và yếu tố dinh dưỡng, phổ biến mang lại. Dù có bao nhiêu

Hình 2 - 4. Đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

thức uống mới lạ ra đời thì mặt hàng sữa và đặc biệt là sữa Vinamilk cũng không bao giờ bị lãng quên.

Trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm thay thế sữa

Áp lực từ các đối thủ mới

Mặc dù Vinamilk đang đứng đầu các phân khúc sữa nhưng đã gặp không ít khó khăn với các đối thủ nhỏ hơn như Nutifood, Dutch Lady và TH true Milk, VitaDairy… Các đối thủ cạnh tranh này tuy nhỏ nhưng thường xuyên tung ra thị trường các sản phẩm mới. Đây là một thách thức lớn về tính cạnh tranh đối với chính sách sản phẩm của Vinamilk vốn đã trở nên quá quen thuộc.

Ưu thế sẽ thuộc về những doanh nghiệp có sự chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đón đầu cơ hội. Vinamilk với lợi thế tiên phong so với đối thủ trong ngành sẽ có nhiều cơ hội xâm chiếm thị trường hơn. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng và không ngừng lớn mạnh, Vinamilk cũng cần phải phân tích và đánh giá đến các đối thủ trên thị trường. Từ đó có những biện pháp Marketing hiệu quả nhất nhằm tiếp tục nâng cao thị phần và giữ thế áp đảo với các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn quản trị marketing đề tài phân tích chiến lược marketing cạnh tranh của vinamilk (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w