Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình. (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu của luận án

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đố

triển du lịch của địa phương cấp tỉnh

4.3.187. Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về QLNN nói chung, nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch trong phạm vi một tỉnh hoặc liên tỉnh, chẳng hạn như: Các luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh

Sơn La trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” của Nguyễn Minh Đức

(2007); “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” của Nguyễn Tấn Vinh (2008); “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

trong hội nhập kinh tế quốc tế” của Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018); “Quản lý nhà nước về du lịch tại Đồng bằng Sông Cửu Long” của Trần Thị Xuân Mai (2019); hay bài viết

trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Du lịch Lâm Bình Tuyên Quang, Tiềm năng, thực trạng và giải pháp” với tựa đề “Provincial government management in developing

community based tourism – case study in Sơn La province” của các tác giả Bùi Xuân

Nhàn, Trần Thu Phương (2019).

4.3.188. Trong đó, Nguyễn Tấn Vinh phân loại nội dung QLNN ở cấp tỉnh ra ba loại: Thứ nhất, theo các giai đoạn của QLNN bao gồm: Định hướng phát triển, điều hành, tổ chức hệ thống, kiểm tra và điều chỉnh. Thứ hai, theo phương hướng tác động thì nội dung QLNN gồm: tạo môi trường và điều kiện cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ sự phát triển, bảo đảm sự thống nhất KT-XH, quản lý các định hướng. Thứ ba, theo yếu tố và lĩnh

vực thì QLNN về kinh tế bao gồm: QLNN trong lĩnh vực tài chính, QLNN trong lĩnh vực đối ngoại, QLNN về tài nguyên môi trường, QLNN về nhân lực. Luận án tập trung phân tích sâu về nội dung QLNN theo các giai đoạn của quá trình quản lý đối với HĐDL, nội dung các giai đoạn của quá trình QLNN: định hướng phát triển ngành du lịch của địa phương; tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở địa phương; tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát HĐDL ở địa phương. Ngô Nguyễn Hiệp Phước luận giải cơ sở lý luận của

4.3.190. QLNN về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương, dưới góc độ quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo vùng, địa bàn. Trong đó, tác giả làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch cấp thành phố; phân tích tiềm năng, lợi thế về du lịch để phát triển HĐDL của thành phố như Cần Thơ; đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của thành phố Cần Thơ, tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2010 - 2018, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; xác định các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trần Thị Xuân Mai (2019) quan niệm QLNN về du lịch là một hoạt động mang tính quyền lực của Nhà nước bằng việc sử dụng công cụ pháp luật; luận án cũng đề xuất được các giải pháp nhằm duy trì và PTDL khu vực đồng bằng Sơng Cửu Long nhằm phát huy tiềm năng PTDL của khu vực, đảm bảo theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ bản sắc dân tộc và định hướng PTDL bền vững trong thời kỳ mới. Trong các cơng trình nghiên cứu cịn lại, các tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PTDL cộng đồng, vai trò của CQĐP trong PTDL cộng đồng và các nội dung QLNN địa phương đối với PTDL cộng đồng; phân tích thực trạng QLNN địa phương trong PTDL cộng đồng tại Sơn La và đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường vai trò QLNN của CQĐP đối với PTDL cộng đồng.

4.3.191. Bàn về vai trò của CQĐP cấp tỉnh trong PTDL có tác giả như: Nguyễn Minh Đức (2006) với bài viết “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch” trên Tạp chí Du lịch điện tử; Nguyễn Mạnh Cường (2015) với luận án tiến sĩ “Vai trị của

chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình” hay

Nguyễn Hoàng Tứ (2016) với luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước địa phương đối với phát

triển du lịch bền vững trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Việt Nam”; bài viết “Quản lý

của chính quyền địa phương cấp tỉnh với phát triển du lịch bền vững” của tác giả Bùi Xuân Nhàn (2016) hay bài viết trên Tạp chí Quản lý Nhà nước “Bàn về tính quyền lực,

tính tự quản của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Diệu Oanh

(2016). Các cơng trình nghiên cứu này đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về PTDL bền vững; vai trò của CQĐP cấp tỉnh trong PTDL bền vững. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã đưa ra phân tích, đánh giá thực trạng vai trị của CQĐP cấp tỉnh trong PTDL bền vững của một số địa phương và đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường vai trò của CQĐP trong PTDL bền vững.

4.3.193. Nghiên cứu về QLNN đối với một lĩnh vực kinh doanh du lịch cụ thể có luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải

Phòng” của Nguyễn Thị Tâm (2018). Tác giả đã tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động

đến PTDL bao gồm: (1) Các yếu tố chủ quan như cơ sở hạ tầng, CSVCKT phục vụ du lịch; trình độ, năng lực của cơ quan QLNN địa phương cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch; đội ngũ nhân lực kinh doanh lưu trú du lịch của địa phương; (2) Các yếu tố khách quan gồm TNDL, tình hình phát triển KT-XH của địa phương, nhu cầu của khách du lịch (thị trường khách du lịch), sự cạnh tranh trên thị trường du lịch.

4.3.194. Trong khi đó, Ngơ Thị Huyền Trang (2020) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam” đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của người dân trong

quản lý PTDL nông thôn. Luận án cũng đã đề xuất được các giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý PTDL nông thôn vùng Đơng Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w