5. Kết cấu của luận án
1.1.5. Một số kết luận rút ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án
Một số kết luận
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận như sau:
Một là, về chủ đề PTDL và PTDL bền vững ở phạm vi quốc gia hay địa phương, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa khá đầy đủ, phân tích làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, PTDL cũng như vai trò của PTDL đối với nền kinh tế ở các cấp. Việc tổng quan các đề tài này đã giúp nghiên cứu sinh kế thừa và hình thành cơ sở lý luận về PTDL để vận dụng trong nghiên cứu đề tài của luận án.
Hai là, đối với các công trình nghiên cứu có liên quan đến QLNN trong PTDL, các nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích các vấn đề về QLNN về du lịch như khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung, công cụ, phương pháp QLNN ở cấp trung ương và địa phương. Trong đó, nội dung QLNN về du lịch căn cứ chủ yếu vào các quy định của Luật Du lịch 2005 và tiếp đó là Luật Du lịch 2017. Phần lớn các công trình nghiên cứu này đều đồng nhất giữa QLNN về du lịch và
QLNN đối với PTDL.
Ba là, Hòa Bình được xem là một tỉnh có nhiều tiềm năng để PTDL. Trong các văn bản chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình, tỉnh cũng đã xác định PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình phát triển KT-XH. Tuy nhiên cho đến nay, những tiềm năng PTDL của tỉnh vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Theo tiếp cận của nghiên cứu sinh, các công trình nghiên cứu về PTDL Hòa Bình cũng như QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình còn hạn chế, chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện.
Khoảng trống nghiên cứu
Nghiên cứu sinh nhận thấy, vấn đề QLNN đối với PTDL mặc dù có những điểm tương đồng, không tách rời với QLNN về du lịch nhưng vẫn có những điểm khác biệt, nhấn mạnh vào quản lý sự PTDL của các cơ quản quản lý các cấp theo phân quyền với các hoạt động cụ thể của ngành du lịch. Theo đó, trách nhiệm của các cơ quan QLNN (theo phân quyền) là phải định hướng, kiểm soát và điều chỉnh được mức độ phát triển của du lịch (cấp trung ương hay địa phương) một cách phù hợp theo từng giai đoạn phát triển, mức độ thu hút đầu tư, mức độ các hoạt động xúc tiến, quảng bá, quản lý sức chứa điểm đến du lịch,… Ngoài ra, QLNN đối với PTDL còn là các hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành chứ không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ngành du lịch. Những vấn đề này mới chỉ được đề cập một phần nào đó trong các công trình nghiên cứu đã công bố, chưa được nghiên cứu một cách đồng bộ, đầy đủ, thống nhất trong một nghiên cứu nào. Đây chính là một khoảng trống mà luận án sẽ tiến hành tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm.
Ngoài khoảng trống nghiên cứu liên quan đến nội dung QLNN đối với PTDL, các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL là khoảng trống nghiên cứu tiếp theo. Để có thể đánh giá về công tác QLNN đối với PTDL, cần thiết phải xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá tương ứng với các nội dung của QLNN đối với PTDL.
Các công trình nghiên cứu về PTDL tỉnh Hòa Bình đến nay vẫn còn rất hạn chế về cả số lượng và nội dung nghiên cứu, phần lớn chỉ tập trung vào một nội dung cụ thể, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các mặt của QLNN đối với PTDL của tỉnh. Đây cũng chính là khoảng trống về thực tiễn mà luận án đã xác định được.
Trên cơ sở những khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh nhận thấy cần thiết phải tiếp tục có thêm các nghiên cứu về QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình với hy vọng sẽ có được cách nhìn nhận đầy đủ về vấn đề này, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tới.