5. Kết cấu của luận án
1.2.2. Quy trình nghiên cứu
Qua việc tổng quan quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh xác định khoảng trống nghiên cứu và hình thành vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc tổng quan tài liệu giúp nghiên cứu sinh tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản và hình thành các nội dung QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh; nghiên cứu, khảo sát và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh; khảo sát thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá đã xây dựng, kết hợp với các dữ liệu thứ cấp để đưa ra kết luận về những điểm thành công, hạn chế và nguyên nhân.
Từ việc xác định các nội dung QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh, nghiên cứu sinh tìm hiểu về QLNN đối với PTDL đã được triển khai tại một số địa phương cấp tỉnh trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
Trên cơ sở xác định được những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, kết hợp với những bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Quy trình nghiên cứu của luận án được thể hiện qua Hình 1.1 dưới đây (xem Hình 1.1):
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng)
Tổng quan nghiên cứu tài liệu, xác định khoảng trống nghiên cứu
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Thành công, hạn chế
và nguyên nhân
Kết luận về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình