- Pha loãng dịch huyền phù tế bào ở các nồng độ thích hợp như : 10-1, 10-2,10- 3, 10-4, 10-5 ... tiến hành cấy mẫu ở các độ pha loãng khác nhau vào các đĩa Petri (lặp ba, tức là cấy mẫu ở mỗi độ pha loãng vào 3 đĩa Petri) theo hai phương pháp trên.
- Đặt các đĩa thạch vừa cấy vào tủ ấm cài ở nhiệt độ 37 oC và ủ trong 24 giờ. - Kết thúc thời gian ủ, lấy các đĩa thạch ra, tiến hành đếm khuẩn lạc và tính số lượng tế bào trong 1 mL mẫu theo công thức đã nêu trên. Đếm tất cả số các khuẩn lạc xuất hiện trên các đĩa sau khi ủ. Chọn các đĩa có số đếm từ 25 ÷ 250 khuẩn lạc để tính kết quả. Mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí trong 1 mL mẫu được tính như sau :
41
𝐴 (𝑐𝑓𝑢/𝑚𝐿) = 𝑁
𝑛1𝑉𝑓1 + ⋯ + 𝑛𝑖𝑉𝑓𝑖
Trong đó : A : số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1 mL mẫu
N : tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn Ni : số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ i
V : thể tích dịch mẫu (mL) cấy vào trong mỗi đĩa Fi : độ pha loãng tương ứng
Các kết quả tổng số vi khuẩn hiếu khí thường được biểu diễn dưới dạng số mũ của cơ số thập phân. Trường hợp có khuẩn lạc vi sinh vật mọc loang, mỗi vết loang được tính là một khuẩn lạc. Nếu số khuẩn lạc chiếm hơn 1/3 đĩa thì phải ghi nhận điều này và đánh dấu kết quả nhận được. Nếu ở độ pha loãng cao nhất, số khuẩn lạc đếm được trên đĩa > 250, ví dụ ở nồng độ 10-5 số đếm được lớn hơn 250, kết quả được ghi : >2,5 x107 cfu/mL. Nếu ở độ pha loãng thấp nhất, số khuẩn lạc đếm được trên 1 đĩa < 25, ví dụ ở nồng độ 10-1 số đếm nhỏ hơn 25, kết quả được ghi : < 2,5 x 102 cfu/mL.
42 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN