Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê ở Việt nam

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 26 - 30)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê trên thế giới và trong nước

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê ở Việt nam

Nước ta có diện tích gieo trồng rau các loại hiện nay khoảng 850 ngàn ha/năm, năng suất tính bình quân mới đạt gần 18 tấn/ha, sản lượng ước đạt gần 15 triệu tấn, diện tích rau được phân bố đều khắp các vùng trên cả nước. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh (trung bình trên 200 tạ/ha).

Trong những năm gần đây, dưa là mặt hàng sản xuất rất được người tiêu dùng ưa chuộng, một số sản phẩm như: dưa hấu, dưa chuột, dưa mật, dưa lê… có nguồn gốc từ trong nước và ngoài nước đã được bày bán rộng rãi trên thị trường. Dưa được trồng ở nhiều nơi ở nước ta và tập trung ở nhiều tỉnh: Tân Yên - Bắc Giang, Đại Từ - Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh… tuy nhu cầu đối với dưa là khá cao nhưng diện tích canh tác của dưa lê tăng chậm.

Nguyên nhân chủ yếu là thiếu bộ giống tốt, thích nghi cho từng vùng sinh thái. Giống dưa ở nước ta chủ yếu là các giống dưa địa phương như dưa lê Hà Nội, dưa lê vàng Hải Dương... Các giống dưa lê địa phương năng suất thấp, thịt quả mỏng, chất lượng chưa cao. Hiện nay, nhiều Công ty giống nhập khẩu hạt giống từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái lan, Nhật Bản…cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng khả năng chống chịu và khả năng thích ứng của giống với từng vùng sinh thái còn là một trở ngại, ngoài ra chi phí hạt giống cũng khá đắt.

Nguyên nhân khác hạn chế diện tích dưa lê chưa tăng lên là do kỹ thuật canh tác dưa lê khá mới mẻ đối với nông dân. Điều kiện canh tác, thời tiết, mùa vụ... khắt khe hơn so với trồng dưa chuột, dưa hấu. Mặt khác thời gian sinh trưởng của dưa lê ngắn, phí đầu tư ban đầu cao. Để giải quyết tình trạng trên, trồng dưa lê theo hướng ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao là một hướng đang được các nhà nghiên cứu phát triển. Mục tiêu của trồng dưa lê theo hướng công nghệ cao là xây dựng quy trình trồng dưa phù hợp với điều kiện trong nhà kính với sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, sạch. Theo hướng vậy, sản xuất dưa lê ít bị phụ thuộc vào thời tiết, giảm chi phí bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật so với canh tác truyền thống [9].

Ở Việt Nam, năm 2011 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn dịch vụ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã triển khai xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lê sạch bệnh, siêu ngọt. Sản xuất dưa lê siêu sạch được áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) bằng quản lý dịch hại tổng hợp hợp lý, xử lý môi trường đất nước khi trồng, cây sạch bệnh, môi trường thong thoáng và giữ vệ sinh đồng ruộng, bón phân theo

đúng quy trình. Kết quả cho thấy năng suất thu hoạch đạt từ 7,5 đến 8 tạ/sào thu nhập cao gấp bốn lần so với trồng lúa trên cùng một diện tích [12].

Năm 2017, Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đang triển khai mô hình "Sản xuất dưa lê, dưa vàng thơm chất lượng theo hướng an toàn" tại Hưng Yên. Bước đầu mô hình mang lại hiệu quả cao, giúp nông dân thu lãi trên 250 triệu đồng/ha mỗi vụ. Mô hình được triển khai trên diện tích 10 ha tại các xã Phú Thịnh, Lương Bằng, Hùng An (Kim Động) và Đa Lộc (Ân Thi). Dưa lê và dưa vàng thơm là loại cây cho năng suất chất lượng tốt, có khả năng chống chịu tốt đối với sâu bệnh và điều kiện bất thuận của thời tiết, nhất là với bệnh héo xanh.

Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm cho biết, giống dưa lê siêu ngọt có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở cả 3 vụ Xuân Hè, Hè, Hè Thu. Thời gian sinh trưởng trong khoảng 65 - 75 ngày, khả năng phân nhánh mạnh, năng suất cao; hình dạng quả đẹp, khi chín màu trắng ngà, thịt quả dầy, ăn giòn thơm, độ Brix đạt 8,2 đến 10,4%.

Giống dưa vàng thơm thích hợp trồng trong vụ Xuân Hè và Hè tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Thời gian sinh trưởng trong khoảng 70 ngày, năng suất ổn định trên 28 tấn/ha. Quả có dạng tròn cao, trọng lượng đạt từ 1,5 đến 2 kg/quả, khi chín vỏ màu vàng sẫm, cùi dày, màu vàng nhạt, hàm lượng chất khô hơn 5%, hàm lượng tinh bột hơn 2,5%, độ Brix từ 10 đến 13%.

Trồng dưa lê ở vụ Xuân Hè cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với một số loại cây khác tại địa phương. Theo tính toán, chi phí đầu tư cho mô hình sản xuất giống dưa lê gần 29 triệu đồng/ha.

Trong vụ Xuân Hè, mô hình trồng dưa lê tại xã Phú Thịnh đạt năng suất 14 tấn/ha, giá bán trung bình tại ruộng 20 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi vụ nông dân thu lãi trên 250 triệu đồng/ha, cao gấp 7 lần so với cấy lúa và cao gấp 1,5 lần so với trồng bí xanh [29].

Với bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do, kim ngạch xuất khẩu là một trong những thước đo đánh giá mức độ hội nhập. Hoạt động xuất nhập khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu trong xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng. Nhìn vào tỷ trọng của xuất khẩu hàng hóa trong tổng GDP đều trên dưới 80%, cho thấy xuất khẩu hàng hóa đóng góp rất lớn vào GDP của nước ta.

Rau quả không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, với tỷ trọng xuất khẩu khoảng 2,5% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và trên dưới 2% tổng GDP. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu của mặt hàng này ngày càng tăng lên rõ rệt cho thấy những chuyển biến tích cực của xuất khẩu rau quả Việt Nam [10].

Năm 2013, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,09 tỷ USD, riêng quả các loại đạt 0,951 tỷ USD. Năm 2014, xuất khẩu rau quả tăng trưởng khá nhanh và đạt 1,47 tỷ USD, tăng gần 40% so với năm 2013, trong đó gần 90% là trái cây.

Bảng 2.5. GDP và xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

Năm GDP (triệu USD) Xuất khẩu hàng hóa (triệu USD) Tỷ trọng XKHH/GDP (%) Xuất khẩu rau quả (triệu USD) Tỷ trọng XKRQ/XKHH (%) Tỷ trọng XKRQ/GDP (%) 2011 120.792 96.906 80,23 2.430 2,51 2,01 2012 156.030 114.529 73,40 2.858 2,50 1,83 2013 169.870 132.032 77,73 2.861 2,17 1,68 2014 184.012 150.217 81,63 3.860 2,57 2,10 2015 194.114 162.016 83.46 4.138 2,55 2,13

Giá trị xuất khẩu rau - hoa - quả Việt Nam trong tháng 5/2017 đạt khoảng 344 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau - quả - trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 1,38 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2016 [28].

Những hạn chế của ngành hàng rau, hoa, quả: vùng sản xuất mặc dù đã được quy hoạch song vẫn chưa rõ nét, quy mô sản xuất dạng nông hộ, nhỏ lẻ, chủng loại không ổn định, chất lượng không đồng đều, quản lý tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá nhiều hạn chế…, chưa tạo được động lực đột phá. Công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch chưa phát triển đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Công tác chọn tạo và sản xuất giống cho rau, hoa, quả gần như chưa có thành tựu đáng kể và cũng chưa được quan tâm xứng đáng. Vì vậy, có tới trên 80% hạt giống rau các loại, chủ yếu là rau cao cấp hiện có trong sản xuất chúng ta phải nhập nội từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...[7].

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)