Đánh giá tổng quát về tình hình bỏ học tại trường Cao đẳng nghề Công

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 42)

nghiệp Thanh Hóa.

2.2.1 Thực trạng về nghề đào tạo và hệ đào tạo

• Các nghề đào tạo và hệ đào tạo Hệ cao đẳng nghề: 11 nghề

( Thời gian đào tạo từ 2,5 năm đến 3 năm)

1 Cắt gọt kim loại 7 Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm

2 Nguội lắp ráp 8 Quản trị mạng máy tính

41

không khí

4 Điện tử công nghiệp 10 Kế toán doanh nghiệp 5 Điện công nghiệp 11 Công nghệ Hàn 6 Công nghệ Ô tô

- Hệ trung cấp nghề A ( Dành cho đối tượng tốt nghiệp THPT): 10 nghề ( Thời gian đào tạo từ 1,5 năm đến 2 năm)

1 Điện công nghiệp 8 Công nghệ ô tô 2 Điện tử công nghiệp

9 Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm

3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 10

Kỹ thuật sữa chữa lắp giáp máy tính

4 Kỹ thuật lắp đặt Điện - Nước 11 Quản trị mạng máy tính 5 Công nghệ Hàn 12 May và thiết kế thời trang 6 Cắt gọt kim loại 13 Kê toán doanh nghiệp 7 Nguội chế tạo, lắp ráp

- Hệ trung cấp nghề B (Dành cho đối tượng tốt nghiệp THCS) ( Thời gian đào tạo 3,5 năm vừa học văn hóa vừa học nghề)

1 Điện công nghiệp 8 Công nghệ ô tô 2 Điện tử công nghiệp

9 Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm

3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 10

Kỹ thuật sữa chữa lắp giáp máy tính

4 Kỹ thuật lắp đặt Điện - Nước 11 Quản trị mạng máy tính 5 Công nghệ Hàn 12 May và thiết kế thời trang 6 Cắt gọt kim loại 13 Kê toán doanh nghiệp 7 Nguội chế tạo, lắp ráp

42

• Riêng đối tượng tốt nghiệp THCS đi học nghề không học văn hóa thời gian đào tạo từ 1,5 đến 2 năm và không mất học phí)

- Hệ sơ cấp nghề: 24 nghề ( Thời gian đào tạo 3 tháng)

1 Hàn công nghệ cao 13 Sữa chữa vận hành động cơ 2 Kỹ thuật hàn 3G 14 Sữa chữa xe máy

3 Hàn 6G 15 Sữa chữa điện dân dụng 4 Hàn điện – Hàn hơi 16 Quản lý – Vận hành điện 5 Tiện CNC cơ bản 17 Sữa chữa điện tử

6 Phay CNC 18 Sữa chữa Điện lạnh 7 Phay – Bào 19 Sữa chữa Điện nước 8 Mài phẳng, mài tròn 20 May công nghiệp 9 Nguội 21 Tin học văn phòng 10 Gò kim loại tấm 22 Thiết kế đồ họa 11 Sữa chữa Ô tô 23 Thiết kế Website 12 Sữa chữa điện Ô tô 24 Tin học ứng dụng

2.2.2 Thực trạng học sinh – sinh viên bỏ học tại các Khoa

Trong nhiều năm qua nhà trường luôn củng cố cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo thương hiệu và uy tín cho nhà trường trong Tỉnh cũng như cả nước và vươn xa tầm quốc tế. Nhà trường rất chú trọng công tác tuyển sinh trên mọi lĩnh vực bằng nhiều hình thức: Phát hồ sơ tuyển sinh miễn phí, lập ban tuyển sinh đi các xã, huyện xung quanh và các khu công nghiệp tiềm năng nguồn nhân lực học nghề. Công tác tuyên truyền quảng bá qua đài truyền hình Tỉnh, đài truyền thanh của các Huyện, trực tiếp tuyên truyền tuyển sinh tại các trường THPT, THCS, qua báo chí và thông tin đại chúng cũng mang lại tác dụng lớn với công tác tuyển sinh...

Nhưng so với xu thế chung SV cũng như gia đình muốn con em mình theo học đại học, cao đẳng hàn lâm, rất ít SV và gia đình muốn theo học nghề trong khi đó các trường nghề mở ra ngày càng nhiều nên công tác tuyển sinh ngày càng khó

43

khăn. Tuyển sinh đã khó nhưng giữ SV ở lại trường còn khó hơn. Tình trạng SV nghỉ học, bỏ học ngày càng nhiều mặc dù nhà trường đã dùng rất nhiều biện pháp giúp đỡ, động viên khuyến khích SV và gia đình.

2.2.2.1 Thực trạng bỏ học của SV toàn trường trong những năm gần đây

Bảng 2.3: Thống kê SV bỏ học các học kì trong những năm gần đây

Đơn vị tính: sinh viên

TT Sĩ số SV Kì I (2012- 2013) Kì II (2012- 2013) Kì I (2013- 2014) Kì II (2013- 2014) Kì I (2014- 2015) Kì II (2014- 2015) 1 SV đi học 2221 2049 2009 1832 1868 1720 2 SV bỏ học 172 137 177 106 148 94

Biểu đồ 2.1: Tình trạng bỏ học của SV trong các học kỳ những năm gần đây

- Vào đầu năm học, học sinh khóa mới bắt đầu nhập học, vì vậy tổng số học sinh trong toàn trường lớn hơn so với học kỳ II của năm trước đó. Tuy nhiên khi kết thúc học kỳ I, rất nhiều học sinh bỏ học nên số học sinh đi học ở học kỳ II đã giảm đi nhiều. S ố lư ợn g Sv Học kỳ

44

- Nhiều HS-SV có động cơ học tập chưa đúng nên cũng nhanh chóng bỏ học. Mục đích của việc nhập học là do sự ép buộc của gia đình, do thấy bạn bè đi học nên cũng đi học, hoặc do để trốn trách việc thực hiện nghĩa vụ quân sự …. Hậu quả là những SV này không tập trung học, tỏ ra chán nản và dần nghỉ học dẫn đến bỏ học. Một số khác sau 1 kì học thường đi tìm việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, có thêm thu nhập chi tiêu và giúp đỡ gia đình. Nhưng khi tìm được công việc tốt thì các em sẵn sàng bỏ học, đôi khi cũng do thời gian làm việc khắt khe nên các em buộc phải bỏ học. Do đó, số SV học kì II giảm nhiều so với học kì I.

- Năm học 2015 – 2016 này nhà trường đã thay đổi nhiều phương án tuyển sinh vì vậy số lượng học sinh trong toàn trường đã tăng cao. Cụ thể:

+/ Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Chương trình Tư vấn tuyển sinh phát sóng trên Đài truyền hình Thanh Hóa, các thông báo tuyển sinh trên loa phát thanh của Huyện, Xã được phát vào các thời điểm 6h và 17h hàng ngày... nhằm quảng bá hình ảnh của nhà trường, đồng thời thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp, thông tin cho xã hội về hiệu quả hoạt động dạy nghề, kết quả đào tạo nghề.

+/ Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường: nhà trường cử giáo viên, nhân viên về các trường THPT, THCS và địa phương của mình tuyên truyền tuyển sinh và giới thiệu hình ảnh của nhà trường khi các em HS chuẩn bị tốt nghiệp THPT và THCS.

+/ Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, Website của nhà trường phục vụ cho HS và phụ huynh tìm kiếm thông tin dễ dàng. Đăng kí tuyển sinh đơn giản và nhanh hơn.

+/ Do điều kiện kinh tế có nhiều HS-SV không có điều kiện đi học xa nhà, Nhà trường đã thuê địa điểm để đặt các lớp học tại địa phương nơi các em sinh sống. Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho không ít các đối tượng có nguyện vọng học nghề nhưng vì điều kiện không thể theo học tại trường.

+/ Nhà trường kết hợp cùng với doanh nghiệp tổ chức những buổi tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS-SV. Trong buổi học chính trị đầu khóa, nhà trường đã lồng ghép các nội dung về văn hóa nghề như: giới thiệu về ngành nghề, về công

45

việc mà sau khi ra trường các em có thể thực hiện, các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng các em.... Chính những điều đó đã tạo cho các em nhiều hứng thú và đam mê trong nghề mà mình đã lựa chọn.

2.2.2.2 Thực trạng bỏ học của SV một số khóa gần đây

Bảng 2.4: Thống kê số lượng SV khóa 06 (2012-2015) bỏ học theo các năm ( Tính cho hệ CĐ và TCNB)

Đơn vị tính: sinh viên

TT Năm Học SV đi học SV bỏ học Tỉ lệ % 1 Năm học (2012-2013) 936 175 18,7 % 2 Năm học (2013-2014) 761 62 8,1 % 3 Năm học (2014-2015) 699 47 6,7 % 936 761 699 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Năm học(2012 - 2013) Năm học(2013 - 2014) Năm học(2014 - 2015)

Biểu đồ thống kê số lượng SV khóa 06

SV đi học SV bỏ học

Biểu đồ 2.2: Tình trạng bỏ học của SV khóa 06 bỏ học các năm học

trong khóa học.

Bảng 2.5: Thống kê số lượng SV khóa 07( 2013-2016) bỏ học theo các năm (Tính cho hệ CĐ và TCNB)

Đơn vị tính: sinh viên

TT Năm Học SV đi học SV bỏ học Tỉ lệ %

1 Năm học (2013-2014) 859 134 15,6 % 2 Năm học (2014-2015) 725 81 11,2 % 3 Kỳ I Năm học (2015-2016) 644 22 3,4 %

46 859 725 644 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Năm học(2013 - 2014) Năm học(2014 - 2015) Kỳ I Năm học(2015 - 2016) Biểu đồ thống kê số lượng SV khóa 07

SV đi học SV bỏ học

Biểu đồ 2.3: Tình trạng bỏ học của SV khóa 07 bỏ học các năm học trong khóa học.

Dựa vào biểu đồ tình hình học sinh nghỉ học của các khóa trong các năm, Ta thấy số lượng HS-SV bỏ học ở năm thứ nhất rất nhiều, số HS-SV nghỉ học ở các năm thứ hai và thứ ba giảm đi rất nhiều so với năm thứ nhất (giảm gần 50%). Nguyên nhân là do: năm đầu khi mới nhập học có nhiều học sinh xác định động cơ học tập chưa đúng như: nhập học để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nhập học do Bố mẹ và gia đình bắt đi học, nhập học do thấy bạn bè đỗ đại học, cao đẳng ... đi học hết nên cũng đi học cho bằng bạn bằng bè.... dẫn đến các em chán nản và bỏ học dần. Một số SV đầu vào lựa chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân và gia đình, sau một thời gian học xin chuyển sang học nghề khác của trường, chuyển sang trường khác hoặc tự ý nghỉ học nhiều dẫn đến bỏ học. Một số HS-SV sau 1 học kì mới đã ổn định thường đi tìm việc làm thêm để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn và có thêm thu nhập để chi tiêu và đỡ đần gia đình. Nhưng khi tìm được công việc tốt thì các em sẵn sàng bỏ học hoặc do yêu cầu thời gian làm khắt khe nên các em thường tiếc việc và bỏ học. Nên số lượng SV bỏ học sau năm thứ nhât thường nhiều hơn năm thứ hai, năm thứ ba.

Trong năm học thứ 2 khóa 06 có 62 HS-SV bỏ học trong tổng số 761 HS-SV chiếm tỉ lệ 8,1 %. Tương tự với khóa 07 có 81 SV bỏ học trong tổng số 725 SV chiếm tỉ lệ 11,2 %. Số HS-SV bỏ học giảm mạnh và tỉ lệ bỏ học thấp hơn năm thứ

47

nhất. Do sau khi ổn định học hết năm thứ nhất nhưng một số HS-SV trong quá trình học năm thứ 2, thứ 3 do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tai nạn... nên phải nghỉ học, bỏ học hoặc xin bảo lưu kết quả học tập. Một số lớn HS-SV khác do trong quá trình học mải chơi, dính lứu đến tệ nạn xã hội, nghỉ học nhiều ngày... không được thi, học lại, thi lại nhiều môn học, modul. Các em chán và dần bỏ học. Mặc dù được sự giúp đỡ của GVCN cũng nhưng cán bộ lớp cùng toàn thể các bạn trong lớp khuyên bảo và liên hệ, động viên tới gia đình nhưng số SV quay lại lớp là rất ít và sau đó cũng quay lại tình trạng nghỉ học, bỏ học.

Năm học thứ 3 số lượng HS-SV ổn định, khóa 06 có 699 SV trong đó có 47 HS-SV bỏ học chiếm tỉ lệ 6,7 %. Khóa 07 có 644 HS-SV trong đó 22 HS-SV bỏ học (Riêng khóa 07 tính hết học kỳ I năm học 2015 – 2016) , chiếm tỉ lệ 3,4%. Số HS-SV bỏ học ít và tỉ lệ HS-SV bỏ học của năm thứ 3 thấp nhất trong toàn khóa học

2.2.2.3 Thực trạng bỏ học của SV tại các khoa trong những năm gần đây Bảng 2.5: Thống kê số lượng SV bỏ học tại các khoa

trong năm học 2012 – 2013

Đơn vị tính: sinh viên

TT Khoa Đi học Năm học (2012-2013) Bỏ học năm học (2012-2013) Tỉ lệ (%) 1. Công nghệ ô tô 399 73 18,3 2. Điện tử - Điện lạnh 80 14 17,5 3. Điện 667 89 13,3

4. Công nghệ thông tin 76 07 9,2 5. May và TK thời trang 32 03 9,4

6. Cơ khí 269 12 4,5

7. Kinh tế 176 07 4

8. Khoa học cơ bản 522 104 19,9

48 399 73 80 14 667 89 76 7 32 3 269 12 176 7 522 104 0 100 200 300 400 500 600 700 Công nghệ ô Điện tử - Điện lạnh Điện CNTT May-TK thời trang Cơ khí Kinh tế KHCB Tình trạng bỏ học của SV các khoa trong năm học 2012-2013

Đi học Bỏ học

Biểu đồ 2.4: Tình trạng bỏ học của SV các khoa trong năm học 2012-2013

Bảng 2.7: Thống kê số lượng SV bỏ học tại các khoa trong năm học 2013 – 2014

Đơn vị tính: sinh viên

TT Khoa Đi học Năm học (2013-2014) Bỏ học năm học (2013-2014) Tỉ lệ (%) 1 Công nghệ ô tô 372 59 15,9 2 Điện tử - Điện lạnh 216 23 10,6 3 Điện 421 67 15,9

4 Công nghệ thông tin 72 3 4,2

5 May và TK thời trang 52 1 1,9

Cơ khí 305 33 10,8

Kinh tế 72 19 26,4

Khoa học cơ bản 499 78 15,6

49 372 216 421 72 52 305 72 499 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Công nghệ ô Điện tử - Điện lạnh Điện Công nghệ thông tin May và TK thời trang

Cơ khí Kinh tế Khoa học cơ bản Thực trạng bỏ học SV tại các khoa Đi học năm học(2013-2014) Bỏ học năm học(2013-2014)

Biểu đồ 2.5: Tình trạng bỏ học của SV các khoa trong năm học 2013-2014

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện tình trạng HS-SV nghỉ học của các Khoa theo các năm ta thấy:

Khoa Khoa học cơ bản có tỉ lệ bỏ học cao nhất (19,9 %) trong năm học 2012 – 2013 và trong năm học 2013 – 2014 tỷ lệ là 15,6 %. Nguyên nhân chủ yếu là do HS đầu vào có trình độ thấp, nhiều SV ham thích chơi game, chơi điện tử, nhiều học sinh phải ở xa nhà trong khi độ tuổi của các em còn nhỏ cần có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Nhiều phụ huynh quá tin tưởng vào con em mình, khi có sự cảnh báo của giáo viên chủ nhiệm thì nhiều gia đình vẫn hoài nghi giáo viên nghỉ rằng giáo viên khó khăn, hoặc ghét bỏ các em.

Khoa Kinh tế, tính chất nhàn hạ của công việc thu hút đa số SV nữ lựa chọn. Năm học 2012 – 2013 lượng sinh viên theo học tại khoa Kinh tế tương đối ổn định. Tuy nhiên đến năm học 2013 - 2014, sau khi vào học, sinh viên nhận thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế nhiều, thị trường lao động mấy năm gần đây bão hòa về khối ngành kinh tế. SV học nghề ngành kinh tế ra trường khó tìm việc làm khiến các em chán nản, nghỉ học, bỏ học hoặc chuyển sang học ngành nghề khác. Do đó ngành kinh tế có tỉ lệ sinh viên nghỉ học cao nhất trong năm 2013-2014.

50

Đối với một số ngành như: Công nghệ ô tô, Cơ khí cũng được rất nhiều học sinh lưạ chọn. Đặc biệt đối với nghề Hàn, mức lương cho sinh viên mới tốt nghiệp cao đẳng nghề khá cao, từ 5 triệu đồng trở lên. Số SV ra trường không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp về số lượng. Vì vậy số lượng HS-SV đăng ký vào học là rất đông. Tuy nhiên trong quá trình học tập một số em không đủ điều kiện sức khỏe để theo học, một số cảm thấy ngành nghề không phù hợp như với nghề công nghệ ô tô dầu mỡ bẩn, nghề Hàn ảnh hưởng đến mắt.... Từ đó các em đã bỏ học hoặc chuyển sang theo học một nghề khác.

Hiện nay, Ngành Điện tử - Điện lạnh đang là ngành được nhiều người chọn học nhất. Nhà trường được đầu tư xây dựng các nghề này trở thành nghề trọng điểm theo tiêu chuẩn khu vực Asean. Ngành Kỹ thuật Máy lạnh & điều hòa không khí được đầu tư trang thiết bị lớn, chất lượng SV ra trường tốt, khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp cao nên tỉ lệ SV bỏ học ít hơn so với các nghề khác.

51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)