Tổng số phiếu phát ra là 70 phiếu xin ý kiến, thu lại được là 70 phiếu kết quả như sau:
Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng về tính cần thiết của 5 giải pháp
STT Giải pháp Tổng số phiếu Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Tổng điểm Số thứ tự SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 GP1 70 56 80% 10 14% 4 6% 192 3 2 GP2 70 60 86% 8 11% 2 3% 198 1 3 GP3 70 60 86% 4 6% 6 9% 194 2 4 GP4 70 52 74% 16 23% 2 3% 190 4 5 GP5 70 40 57% 23 37% 4 6% 176 5
67
Bảng 3.3: Kết quả kiểm chứng về tính khả thi của 5 giải pháp
STT Giải
pháp
Tổng số phiếu
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi
Tổng điểm Số thứ tự SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 GP1 70 62 89% 4 6% 4 6% 198 1 2 GP2 70 60 86% 6 9% 4 6% 196 2 3 GP3 70 56 80% 10 14% 4 6% 192 3 4 GP4 70 52 74% 14 20% 4 6% 188 4 5 GP5 70 44 63% 20 29% 6 9% 178 5
68
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong chương này dựa trên cơ sở lý luận về ảnh hưởng từ cách thức quản lý nhà trường đến động cơ học tập và sự bỏ học của SV trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, tác giả luận văn đã đề xuất được 5 giải pháp sau:
+ Nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể.
+ Giúp đỡ HS-SV suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai, xác định sở thích nghề nghiệp và bắt đầu các bước để có công việc phù hợp.
+ Tạo điều kiện cho HS-SV thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty. + Tổ chức cho HS – SV tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
+ Tăng cường chính sách hỗ trợ cho SV.
Các giải pháp trên đã được lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên và SV của nhà trường về tính cần thiết và khả thi. Kết quả thu được cho thấy các giải pháp đều được đánh giá có tính khả thi và cần thiết cao. Tuy nhiên, các giải pháp cần được tiến hành đồng bộ mới tạo được sức mạnh tổng thể góp phần nâng cao chất lượng cách thức quản lý nhà trà trường nhằm tích cực hóa động cơ học tập và giảm tình trạng bỏ học của SV một cách có hiệu quả nhất. Trong quá trình thực hiện còn tuỳ thuộc vào điều kiện tình hình thực tế ở trường trong từng giai đoạn nhất định. Các nhà quản lý của trường cần phải sử dụng các giải pháp một cách linh hoạt để phát huy tối đa hiệu quả của các giải pháp.
69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đã làm được những công việc chính sau:
Phần cơ sở lý luận đã trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài như: Giáo dục, vai trò của giáo dục, Quản lý, quản lý nhà trường, bỏ học và phân loại về bỏ học, các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng học sinh – sinh . Chương I cũng điểm qua tình hình nghiên cứu về động cơ, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập ở Thanh Hóa. Chương II luận văn đã trình bày thực trạng bỏ học tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Với mục tiêu là tìm hiểu cách thức quản lý của nhà trường, động cơ học tập và ý định bỏ học của HS-SV, Tác giả đã tiến hành khảo sát về đánh giá cách thức quản lý của nhà trường, về động cơ học tập và về ý định bỏ học hoặc tiếp tục theo học của HS-SV. Kết quả thu được từ cho thấy:
- Khi đánh giá về cách thức quản lý của nhà trường, các sinh viên được khảo sát cho thấy nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được lựa chọn khóa học và giờ học, họ được cung cấp các thông tin một cách đầy đủ cặn kẽ, được thăm dò ý kiến trước khi đưa ra các quy định mới. Như vậy cách thức quản lý của nhà trường nhìn chung được sinh viên nhìn nhận là tích cực và ủng hộ tính tự chủ của họ.
- Về động cơ học tập, câu trả lời của HS-SV đã chứng tỏ động cơ của họ mang tính tự chủ nhiều hơn bị kiểm soát và không động cơ. Kết quả này chứng tỏ, các HS-SV chọn nhà trường theo học là do vì sự hứng thú cá nhân và sự đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của việc học nghề nên đã theo học một cách tự nguyện.
- Về ảnh hưởng từ cách thức quản lý của nhà trường tới động cơ học tập của HS-SV, kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự ủng hộ tính tự chủ từ phía nhà trường làm tăng động cơ tự chủ và hạn chế tình trạng không động cơ ở HS-SV.
Những sinh viên đánh giá phong cách quản lý của nhà trường là ủng hộ tính tự chủ có động cơ học tập mang tính tự quyết cao và ít ở trong trạng thái không
70
có động cơ. Chính những sinh viên không có động cơ là những em có xu hướng nuôi dưỡng ý định bỏ học, ngược lại, sinh viên dù có bất kể loại động cơ nào, bên ngoài hay bên trong, mang tính tự chủ hay bị kiểm soát đều thể hiện mong muốn tiếp tục học tập. Phải nói thêm rằng, cách thức quản lý của nhà trường chỉ có liên hệ gián tiếp tới ý định bỏ học thông qua động cơ học tập của sinh viên.
Từ đó, chương III luận văn đã đề xuất được 5 giải pháp nhằm nâng cao cách thức quản lý nhà trường nhằm tích cực hóa động cơ học tập và giảm tình trạng bỏ học của HS-SV trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa:
+ Nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể.
+ Giúp đỡ HS-SV suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai, xác định sở thích nghề nghiệp và bắt đầu các bước để có công việc phù hợp.
+ Tạo điều kiện cho HS-SV thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty. + Tổ chức cho HS – SV tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
+ Tăng cường chính sách hỗ trợ cho HS-SV.
Các giải pháp nêu trên đã được lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên, HS-SV của nhà trường và được đánh giá là khả thi và rất cần thiết. Thực hiện đồng bộ, triệt để 5 giải pháp này trong công tác quản lý cơ sở vật chất sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường phù hợp yêu cầu thực tế góp phần tích cực hóa động cơ học tập và giảm tình trạng bỏ học của HS-SV một cách có hiệu quả nhất.
Ngoài những kết quả chính thu được như đã trình bày ở trên, chúng tôi cũng nhận thấy một vài điểm hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn.
- Số lượng HS-SV được khảo sát còn ít (225 sinh viên các ngành: Kế toán, Ôtô, Hàn, Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí thuộc Khoa Khoa học cơ bản trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa) nên tính đại diện chưa cao. Điều này làm hạn chế việc khái quát hóa kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Luận văn mới chỉ thu thập số liệu đối với các khách thể là HS-SV năm thứ nhất (bởi lẽ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cho thấy, sinh viên năm thứ 1 có tỉ lệ bỏ học cao nhất) mà chưa thực hiện được những cuộc phỏng vấn với SV để
71
hiểu rõ thêm cách thức quản lý của nhà trường cũng như những mong đợi của HS- SV đối với các cán bộ, GV của nhà trường.
- Luận văn chưa tiến hành thu thập số liệu trực tiếp từ những HS-SV đã bỏ học do đặc thù các HS-SV ở các Huyện xa xuống Thành Phố để học, hoặc có nhiều em sau khi bỏ học đã đi làm ăn xa.
Trước những hạn chế nêu trên chúng tôi đưa ra các định hướng đối với những nghiên cứu tương lai:
- Tiến hành khảo sát trên nhiều khóa học với số lượng HS-SV đông hơn. - Thực hiện thêm một số phỏng vấn cá nhân với HS-SV về cách thức quản lý của nhà trường, để hiểu rõ hơn những mong đợi của HS-SV đối với cán bộ nhà trường.
- Khảo sát trực tiếp các đối tượng HS – SV đã bỏ học.
- Bổ sung thêm một số biến nghiên cứu như phong cách giảng dạy của giáo viên, nhận thức về năng lực và kết quả học tập của HS-SV.
2. Kiến nghị
Với những kết quả thu được, nghiên cứu này bước đầu đã phản ánh được mối liên hệ giữa cách thức quản lý của nhà trường tới động cơ học tập và ý định bỏ học trong sinh viên trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý các trường học nói chung và các cơ sở GDNN nói riêng.
2.1. Đối với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
- Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường cần xem xét và cho thực hiện 5 giải pháp đã đề xuất trong luận văn.
- Các giải pháp đề ra cần được phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ.
- Trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp cần thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất.
- Nhà trường cần tạo điều kiện cho HS-SV có nhiều cơ hội lựa chọn và đưa ra các quyết định về việc học tập của mình.
- Cần tôn trọng HS-SV thể hiện ở việc lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, đưa ra các thông tin, chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng. Quan tâm đến những mong muốn và nguyện vọng của HS-SV
72
- Lấy ý kiến HS-SV trước khi đưa ra các quyết định mới, tìm cách đáp ứng các yêu cầu chính đáng của HS-SV
Cách quản lý này sẽ tạo ra được một bầu không khí tự chủ, kích thích hứng thú học tập và ngăn ngừa ý định bỏ học trong sinh viên.
2.2. Đối với Tổng cục Dạy nghề
- Trong thời gian trước mắt, cần xem xét tình hình thực tế trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về công tác quản lý nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý cho giảng viên, cán bộ tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trên địa bàn Thanh Hóa thông qua việc ban hành các chính sách, cơ chế, cơ sở vật chất về việc bồi dưỡng. Đồng thời thông qua các biện pháp mà luận văn đã đề cập nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề tại Thanh Hóa.
- Cần phải thường xuyên rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý nhà trường cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng giai đoạn phát triển, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, phục vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến 2020.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, có nhiều cơ chế huy động nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ nguồn phục vụ công tác đào tạo.
- Tạo hành lang pháp lý để các trường có thể tìm kiếm, trao đổi nguồn nhân lực chất lượng cao và cán bộ nguồn làm đối tác, hợp tác, học hỏi lẫn nhau cùng phát triến .
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Lý luận đại cương về Quản lý, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Bá Dương (1999) Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát tEriển nguồn nhân lực trong Thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Phạm Thị Đức (1994), Về phạm trù động cơ học tập của học sinh trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 4, Tr 10- 11.
5. Phạm Thị Đức (1997). Bước đầu tìm hiểu về động cơ học tập ở học sinh năng khiếu bậc PTTH . Tạp chí nghiên cứu giáo dục, 9, 7-11.
6. Lưu Song Hà (2008), Tác động của giáo dục gia đình đến động cơ thành đạt của thanh niên, Tạp chí Tâm lý học, số 8 (113).
7. Vũ Ngọc Hải (Chủ biên), Nguyễn Minh Đường, Đặng Bá Lãm, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2013), Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Kế Hào (1981), Đặc điểm và cấu trúc của động cơ hoạt động học tập trong sự phụ thuộc vào các kiểu khái quát tài liệu học tập, Luận án PTS KHTL, Matxcova (bản dịch).
9. Bùi Thị Thúy Hằng, Dương Thị Thanh Hoa (2014), Ảnh hưởng từ cách thức quản lý nhà trường tới động cơ học tập và ý định bỏ học trong sinh viên trường nghề, Kỷ yếu hội thảo Tâm lý học học đường lần thứ IV, số 113, Tháng 2/2015, trang 18-21.
10.Bùi Thị Thúy Hằng, Dương Thị Thanh Hoa (2015), Ảnh hưởng của bối cảnh xã hội tới động cơ và tình trạng bỏ học trong HS/SV, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 113, Tháng 1/2015, trang 10-13.
11. Bùi Thị Thúy Hằng, Dương Thị Thanh Hoa (2015), Ảnh hưởng từ cách thức quản lý nhà trường tới động cơ học tập và ý định bỏ học trong sinh viên trường nghề, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 113, Tháng 2/2015, trang 18-21.
74
12. Lưu Thị Hoa (2011), Ảnh hưởng của không khí lớp học đến động cơ học tập của học sinh THPT ở Hà Nội, Khóa luân tốt nghiệp, Trường Đại học giáo dục, ĐHQGHN.
13. Phan Văn Kha (2007) Giáo trình Quản lý Nhà nước về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Trần Kiểm (2012) Giáo trình Đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
15. Nguyễn Hồi Loan (2003), Động cơ học tập của sinh viên trường ĐHKHXH&NV, Tạp chí Tâm lý học, Tr 6 – 11, số 2.
16. Đào Thị Oanh (1997), Đặc điểm động cơ học tập của học sinh năng khiếu bậc trung học cơ sở, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Số 2.
17. Dương Thị Kim Oanh (2008), Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học bách khoa Hà Nội, Tạp chí tâm lý học, số 5.
18. Dương Thị Kim Oanh (2008), Tương quan giữa động cơ học tập của sinh viên các ngành khoa học kỹ thuật và một số nhân tố tác động, Tạp chí Tâm lý học, số 9. 19. Nguyễn Ngọc Quang. (1989) Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục, Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo Trung ương, Hà Nội.
20. Trần Thị Thìn (2004), Động cơ học tập.
21.Phạm Viết Vượng (2007), Giáo dục học, Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội. 22.Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục.
Tài liệu tiếng nước ngoài
23. Andreas Frey and Jean-Jacques Ruppert, Prevention of dropout in vocational training.
http://www.praelabhdba.eu/fileadmin/redaktion/Materialien/Englisch/Weitere_Mate rialien/Explanations_to_Presentation_PraeLAB_Cape_Town.pdf
24. Alivernini, F. & Lucidi, F (2011): Relationship Between Social Context, Self- Efficacy, Motivation, Academic Achievement, and Intention to Drop Out of High School: A Longitudinal Study, The Journal of Educational Research, 104, 241–252.
75
25. Bui T. T. H (2007), Le sentiment d’autonomie de l’enfant par rapport à l’école: Analyse compare en France et au Vietnam, Thèse de doctorat, Université Paris X- Nanterre.
26. Hardre, P. L., & Reeve, J. (2003). A motivational model of rural students’intentions to persist in, versus drop out of, high school. Journal of Educational Psychology, 95, 347–356.
27. Hardre, P. L., & Reeve, J. (2003). A motivational model of rural students’intentions to persist in, versus drop out of, high school. Journal of Educational Psychology, 95, 347–356.
28. Otis, N., Grouzet, F.,&Pelletier, L. G. (2005). Latent otivational change in an academic setting:A3-year longitudinal study. Journal of Educational Psychology,