Kết quả quan trắc

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 39 - 43)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Kết quả quan trắc

* Nồng độ bụi PM2.5 và PM10 tại Miếu Hai Bà Trưng

Kết quả nồng độ bụi PM2,5 và PM10 trình bày ở Bảng 3.7 đo đƣợc tại các thời điểm quan trắc Miếu Hai Bà Trƣng trung bình 5h đều lớn hơn gấp nhiều lần mức trung bình 24h theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05:2013/BTNMT 150 µg/m3 đối với bụi PM10 và 50 µg/m3 đối với bụi PM2,5). Nồng độ trung bình của bụi PM2,5,PM10 lần lƣợt là: 839± 6; 998 ± 17 (µg/m3); nồng độ bụi PM2,5 cao nhất thu đƣợc là 874 (µg/m3) khi tiến hành quan trắc vào ngày 3/3/2015 và ngày 10/02/2015 thu đƣợc 804

Lớp KTMT 2012B 32 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

(µg/m3); nồng độ bụi PM10 cao nhất là 1112 (µg/m3) khi quan trắc ngày 3/3/2015; kết quả quan trắc ngày 10/02/2015 thu đƣợc 884 (µg/m3).

Bảng 3.4. Nồng độ bụi PM10 và PM2,5 ngoài sân tại miếu Hai Bà Trƣng

Thời gian

lấy mẫu Địa điểm

Nồng độ bụi (µg/m3) PM2,5/ PM10 (%) PM2,5 PM10 10/02/2015 Miếu Hai Bà Trƣng 804 884 91 3/3/2015 Miếu Hai Bà Trƣng 874 1112 79

Tỷ lệ PM2,5/PM10 dao động trong khoảng từ 79 % đến 91 % và trung bình ở mức 85%. Điều đó cho thấy các mẫu không khí ngoài trời có thành phần bụi hô hấp PM2,5 cao, sẽ góp phần tác động không tốt tới sức khỏe con ngƣời khi tiếp xúc.

* Nồng độ bụi PM2.5 và PM10 trong nhàtại Đền Tô Hoàng

Bảng 3.5. Nồng độ bụi PM2.5 và PM10 trong nhàtại Đền Tô Hoàng

Thời gian

lấy mẫu Địa điểm Nồng độ bụi (µg/m

3 ) PM 2,5/ PM10 (%) PM2,5 PM10 9/3/2015 Đền Tô Hoàng 780 829 94 1/9/2015 Đền Tô Hoàng 463 778 60 2/9/2015 Đền Tô Hoàng 384 552 70 3/9/2015 Đền Tô Hoàng 892 929 96

Kết quả quan trắc nồng độ bụi PM2,5, PM10 trong nhà tại Đền Tô Hoàng ở Bảng 3.8 cho thấy: Nồng độ trung bình của bụi PM2,5,PM10 lần lƣợt là: 630 ± 39; 772

Lớp KTMT 2012B 33 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

± 21 (µg/m3) nồng độ cao nhất thu đƣợc là 892; 929 (µg/m3) khi tiến hành quan trắc vào ngày 3/9/2015 và thấp nhất là 384; 552 (µg/m3) thu đƣợc trong ngày 02/09/2015.

Tỷ lệ bụi PM2,5 /PM10 ở mức rất cao, dao động trong khoảng từ 60% đến 96%, với mức trung bình là 80%. Tỷ lệ này ở cùng một ngƣỡng với kết quả nghiên tại hai ngôi đền ở Hong Kong (trung bình 82%) [25] và cao hơn tỷ lệ trung bình 70% tại bên trong và ngoài của một ngôi đền tại Đài Loan [12]. Nồng độ bụi PM2,5 cao hơn cho thấy mức độ ảnh hƣởng lớn hơn đến sức khỏe. Một số nghiên cứu cũng cho thấy bụi PM2,5 góp phần làm tăng nguy cơ tử vong 36% ở bệnh nhân ung thƣ phổi và 26% với bệnh nhân tim mạch và thậm chí còn lớn hơn đối với những ngƣời ở độ tuổi trên 65.

Hình 3.3. Biểu đồ nồng độ bụi PM2,5

và PM10 ngoài sân miếu Hai Bà Trƣng

Hình 3.4. Biểu đồ nồng độ bụi PM2,5

và PM10 trong nhà tại đền Tô Hoàng

Khi so sánh với các kết quả của các nghiên cứu trƣớc đó về bụi PM2,5 ở các địa điểm đền, chùa ở Hồng Kông, Trung Quốc khi đo trong nhà cho thấy nồng độ bụi PM2,5 đo tại đền Tô Hoàng đều cao hơn: Đền Tô Hoàng 630± 39 (µg/m3), so với trung bình Hồng Kông 63,3 (µg/m3); Thái Lan dao động khoảng 82 ÷ 92 (µg/m3); Trung Quốc từ 400 ÷ 625 (µg/m3) .

Đặc biệt điều đáng lo ngại là tỷ lệ bụi PM2,5/PM10 ở mức rất cao. Tỷ lệ PM2,5 / PM10 cao do quá trình đốt hƣơng phát sinh lƣợng bụi PM2,5. Ngoài ra, lƣợng PM2,5 có thể đƣợc tăng cao bởi các nguồn giao thông gần đó do đền nằm trong khu nội đô với mật độ giao thông cao, mặt khác thời gian lƣu của bụi PM2,5 trong không khí lên tới vài ngày, thậm chí vài tuần nhƣng với PM10 thời gian lƣu chỉ vài phút đến vài giờ. Bởi

Lớp KTMT 2012B 34 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

vậy khả năng chất lƣợng không khí trong đền nói riêng và các khu chùa, đình, đền, miếu nói chung hoàn toàn có thể bị ảnh hƣởng bởi nguồn giao thông khi nằm trong khu vực có mật độ giao thông cao, ngoài yếu tố tác động trực tiếp, đặc trƣng của đền, chùa nhƣ việc thắp hƣơng, thắp nến, đèn dầu, đốt vàng mã. Nhƣng để có thể đánh giá cụ thể, chính xác hơn về mức độ ảnh hƣởng của nguồn giao thông và bụi phát sinh từ việc thắp hƣơng thì cần những nghiên cứu sâu hơn.

Tại miếu Hai Bà Trƣng, hoạt động quan trắc đƣợc thực hiện trong miếu có nồng độ trung bình bụi và tỷ lệ trung bình PM2,5 /PM10 cao hơn kết quả quan trắc tại Đền Tô Hoàng (thực hiện ngoài trời). Điều này cho phép dự đoán hoạt động thắp hƣơng là nguyên nhân chính gây phát sinh bụi PM2,5 và PM10 trong các đền, chùa, miếu. Tuy nhiên mức tỷ lệ PM2,5 /PM10 cao nhất của Đền Tô Hoàng là 96% trong khi đó ở Miếu Hai Bà Trung mức cao nhất là 91% có thể đƣợc giải thích bởi sự ảnh hƣởng của nguồn bên ngoài, nhƣ giao thông.

Kết quả nồng độ bụi cao cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa chất lƣợng không khí tại khu vực đến hoạt động thắp hƣơng, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến sức khỏe con ngƣời, bởi những ngày nồng độ ô nhiễm cao cũng là những ngày số lƣợng ngƣời tập trung lớn. Trong những ngày số lƣợng khách lễ ít, chất lƣợng không khí thuần bị ảnh hƣởng chính bởi khói hƣơng, nồng độ PM2,5 cao. Từ đó có thể giả thiết rằng trong khói hƣơng, các hạt bụi có kích thƣớc nhỏ cũng có tỷ lệ lớn. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu về phát thải thắp hƣơng trên thế giới, đồng thời một lần nữa đặt ra yêu cầu có các giải pháp để giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe con ngƣời đặc biệt là các nhà tu hành, bởi bụi PM2,5 có khả năng đi sâu vào cơ quan hô hấp và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Ngoài những vấn đề về bụi phát sinh từ hoạt động thắp hƣơng, trong các đền chùa, miếu, .. các khu tâm linh còn có khả năng phát sinh những tác nhân ô nhiễm từ hoạt động đốt nến hay đốt vàng mã. Do nến có thành phần chính là parafin một loại hợp chất cao phân tử, ngoài ra còn có các chất phụ gia tạo màu, tạo hƣơng nên trong

Lớp KTMT 2012B 35 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

quá trình đốt có khả phát sinh PAHs và VOCs. Đây là những hợp chất có tác động không tốt tời sức khỏe con ngƣời, đặc biệt với các nhà tu hành thƣờng xuyên sống trong chùa hay các khu tâm linh. Bên cạnh đó, việc hóa vàng rất thƣờng gặp trong các nghi lễ tâm linh tại đền, chùa, miếu, … hoạt động này cũng góp phần phát sinh bụi, cùng với đó là nguy cơ gây cháy nếu không đƣợc quản lý nghiêm túc và chặt chẽ tại các khu vực đền, chùa. Bởi vậy, các hoạt động này cần đƣợc các tổ chức, đơn vị khuyến cáo đến nhà chùa, nhà đền và đông đảo nhân dân, du khách nhất là các dịp lễ lớn.

3.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu tác hại của khói hương đến môi trường và sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 39 - 43)