giống dưa lê Hàn Quốc vụ xuân 2018
Bảng 4.6. Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai
Công thức thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 (đ/c) P CV%
sương mai sau các ngày phun cụ thể như sau:
- Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai sau phun 3 ngày ở các công thức thí nghiệm phun thuốc BVTV dao động từ 14,31 – 17,28 %. Trong đó cao nhất là công thức 5 (Mancozeb + Metalaxyl) có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai đạt 17,28% cao hơn công thức đối chứng (0,00%). Các công thức phun thuốc BVTV Nano bạc + Nano Đồng (16,63%); Ningnamycin (16,09%) có có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai tương đương nhau và không sai khác so với công thức 5 phun Mancozeb+ Metalaxyl tuy nhiên có chiều hướng thấp hơn công thức 5. Công thức phun Bacillus subtilis (15,5 %). Thấp
nhất là Bacillus subtilis + Steptomyces (14,31 %) có có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai cao hơn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai sau phun 5 ngày ở các công thức thí nghiệm phun thuốc BVTV dao động từ 12,32 – 17,22 %. Trong đó công thức 3 phun thuốc BVTV Nano bạc + Nano Đồng (16,98 %) tương đương so với công thức 5 (Mancozeb+ Metalaxyl) (17,22 %) có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai cao nhất, tiếp đến là công thức 2 phun thuốc BVTV Bacillus subtilis + Steptomyces (13,87 %) tương đương so với công thức 4 (Ningnamycin) (14,28%) và thấp nhất là công thức 1 phun Bacillus subtilis
(12,32 %) có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai tương đương so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai sau phun 7 ngày ở các công thức thí nghiệm phun thuốc BVTV dao động từ 10,35 – 15,81 %. Trong đó công thức 3 phun thuốc BVTV Nano bạc + Nano Đồng (15,58 %) tương đương so với công thức 5 (Mancozeb + Metalaxyl) (15,81 %) có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai cao nhất cao hơn công thức đối chứng và các công thức còn lại. Các công thức thí nghiệm còn lại đều có hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai tương đương nhau và cao hơn công thức đối chứng (dao động từ 10,35 – 11,34 %) ở mức độ tin cậy 95%.