Khi nói đến tổ chức, quản lý, lãnh đạo, luôn luôn sẽ không bao giờ có một phương pháp hoàn hảo mà chỉ có phương pháp phù hợp nhất với tổ chức đó, tại thời điểm đó. Tư duy linh hoạt, thấu đáo của một nhà lãnh đạo quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ lý thuyết hay nguyên tắc cứng nhắc nào. Và Steve Jobs, người đã đưa Apple Inc. từ đáy vực thẳm lên thẳng đỉnh vinh quang chắc chắn là một người có phong cách lãnh đạo rất phù hợp với Apple Inc. tại thời điểm ông tại chức.
Steve Jobs thường rất độc đoán, các quyết định của ông được đưa ra với rất ít sự tham vấn. Điều đó giúp các quyết định của ông được diễn ra nhanh hơn, vì thế nên ông có thể phản ứng vô cùng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên hành vi và phong cách độc đoán của ông trong các cuộc họp được mô tả là "thô lỗ" và "khó chịu". Cũng bởi sự mong cầu hoàn hảo của Steve Jobs mà rất nhiều người cảm thấy áp lực khi có sự hiện diện của ông.
Trang 23 - 39
Một đặc điểm của phong cách này là nó gây áp lực lớn đối với nhân viên. Kỹ sư Brian Merchant thuộc tập đoàn Apple từng tuyên bố môi trường áp lực cao, đầy sợ hãi mà Steve Jobs tạo ra khiến mọi người luôn cảm thấy căng thẳng, sân si, thiếu tỉnh táo và thậm chí ông còn công khai rằng "iPhone đã khiến tôi phải ly dị vợ vì quá áp lực". Rõ ràng, điểm yếu là nó sẽ không biến môi trường làm việc trở nên thú vị, nhưng bù lại, khi có một nhà độc tài thông thái “đôn đốc” thì nhân viên bắt buộc phải dồn toàn tâm toàn trí hoàn thiện sản phẩm với chất lượng cao nhất, thời gian ngắn nhất. Chính điều này đã khiến các nhân viên đã có thể hoàn thành yêu cầu cầu của Jobs đúng thời hạn, một thứ mà đối với họ trước đó thôi vốn là một yêu cầu vô lý không thể thực hiện. Và chính điều đó đã giúp Apple.Inc có được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực công nghệ, khi những yêu cầu của thời kì đó cần đến một khối lượng công việc khổng lồ.
Một điểm yếu nữa có thể nói đến của các nhà lãnh đạo độc đoán là con đường truyền dẫn thông tin của các nhà lãnh đạo độc tài thường được mô tả là một con đường một chiều. Họ thường nhận được rất ít phản hồi đến từ phía nhân viên và hầu hết chỉ ra quyết định một chiều. Từ đó có thể khiến đến những sai lầm đến từ những quyết định sai có thể xảy ra. Một trong những sản phẩm thất bại lớn nhất phải kể đến là chiếc Power Mac G4 Cube. Dù được giới chuyên môn đánh giá rất cao nhưng lại không thể chạm tới người dùng do giá thành quá cao so với mức hiệu năng nó đem lại, cụ thể là đắt hơn 200 USD so với chiếc Power Mac G4 thông thường - chiếc máy tính với vẻ ngoài truyền thống và những thông số kỹ thuật tương tự… Và do doanh thu quá kém, Apple đã ngừng sản xuất những chiếc Cube chỉ sau 1 năm.
Và một điều nữa từ phong cách lãnh đạo của ông khiến mọi người lo sợ, đó chính là khiến cho công ty phụ thuộc vào ông. Khi Steve Jobs tuyên bố nghỉ hưu, mọi người đã lo sợ về một tương lai không mấy tươi sáng của Apple khi công ty đã trửo nên rất phụ thuộc vào Steve. Và thực tế là kể từ thời kỳ Tim Cook lên thay, Apple Inc. Đã không còn đưa ra nhiều những ý tưởng sáng tạo thay đổi lịch sử như thời kỳ của Steve Jobs. Tuy vậy, Steve cũng đã có thể đào tạo ra một Tim Cook vô cùng tài năng để quản lý, phát triển doanh nghiệp thay ông. Tim Cook từng kể rẳng khi làm việc với Steve Jobs, hai ông đã phải học hiểu hàng trăm cuốn sách mỗi ngày để đủ kiến thức cho khối lượng công việc khổng lồ sau đó. Và sau khi trở thành CEO, Tim Cook đã tỏ ra mình không hề thua kém Steve Jobs khi ông vẫn đẩy mạnh được những thế mạnh của Apple hay vẫn đưa ra được những sản phẩm cách mạng. Steve Jobs đã chứng minh được rằng dù ông lãnh đạo với phong cách độc đoán như vậy nhưng ông vẫn đủ tài năng để đào tạo ra một thế hệ mới tuyệt vời cho công ty, một điều kiện để khiến công ty trở nên trường tồn.
Trang 24 - 39
Trang 25 - 39
2.6.1 Phân tích phong cách lãnh đạo của Tim Cook
2.6.2 Trái ngược với một Steve Jobs độc đoán thì Tim Cook được cho là một nhà lãnh đạo mang phong cách dân chủ. Nhưng chính bằng tài năng của mình Tim Cook vẫn đang lèo lái rất tốt đế chế Apple đứng trên đỉnh thế giới kể từ sau khi tiếp quản chức vụ CEO năm 2011. Năm 2015 ông cũng đã được tạp chí Fortune vinh danh là nhà lãnh đạo lớn nhất thế giới.
2.6.3 2.2.4.1. Những yếu tố tạo nên tính dân chủ của Tim Cook ở Apple 2.6.4 Đặt niềm tin vào tất cả những người xung quanh, tạo cho họ sự độc lập và tự tin hơn để họ có thể thực hiện công việc của mình mà không phải chịu những áp lực liên tục mà nhân viên phải chịu khi họ phụ thuộc trực tiếp vào Jobs, người thích được hoàn toàn thông tin về tất cả.
2.6.5 Trong suốt thời gian điều hành công ty, ông luôn tập trung vào các sản phẩm đang có của Apple. Khuyến khích phòng ban bán hàng nâng cao năng suất, củng cố mối quan hệ nội bộ trong công ty. Ông luôn sử dụng phương pháp dân chủ tại cách quản lý của mình, thúc đẩy nhân sự nói lên ý kiến của mình rồi mới đưa ra quyết định.
2.6.6 Thân thiện cởi mở với đồng nghiệp và thường xuyên gặp gỡ đối tác. Tim Cook sẵn sàng xuống quầy Cafe vào giờ ăn trưa để nói chuyện với các đồng nghiệp và nhân viên.
2.6.7 Trong một sự thay đổi ngoan đạo từ cách tiếp cận "đổi mới" của Jobs, Cook khẳng định rằng "chỉ có thể làm được một số điều tuyệt vời". Tuy nhiên, Tim Cook có thể đưa ra quyết định khó khăn. Cuối cùng, sự tập trung của ông vào các thế mạnh hiện tại của tổ chức, tầm quan trọng được đưa ra giữa các giám đốc điều hành cấp cao và thiếu sự quản lý vi mô rõ ràng cho thấy một phong cách quản lý dân chủ.
2.6.8 Ông thành lập quỹ từ thiện cho nhân viên Apple để giúp đỡ các nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, và điều này cũng giúp các nhân viên chu tâm cống hiến.
2.6.9 Trong một số bài viết đăng trên tạp chí Fortune, rất nhiều người trong số 60.000 nhân viên của Apple đều bày tỏ sự thoải mái khi làm việc cùng Tim Cook. Một điều tra khác của Glassdoor với 97% nhân viên bầu chọn Tim Cook là vị CEO được yêu thích nhất.
2.6.10 2.2.4.2. Những đặc điểm trong phong cách lãnh đạo của Tim Cook
Trang 26 - 39
2.6.11 Coi trọng sự đa dạng: Đa dạng không chỉ là một thuật ngữ thông dụng. Thực tế, sự đa dạng về chuyên môn giữa các nhân viên có thể làm tăng doanh thu của công ty. Ý tưởng ẩn sau triết lý này là mọi người có thể có những kinh nghiệm khác nhau và công ty có thể tận dụng lợi thế từ các kinh nghiệm quý báu của mỗi cá thể để đạt được thành công. Cook thấu hiểu điều này và coi đa dạng là một nền tảng trong triết lý quản lý của mình. Ông từng nói: “Chúng tôi muốn sự đa dạng trong suy nghĩ. Chúng tôi muốn sự đa dạng trong phong cách. Chúng tôi muốn mọi người hãy là chính họ. Và đó chính là một điều tuyệt vời ở Apple. Bạn không cần phải là một ai khác. Bạn không cần phải đeo mặt nạ khi đến văn phòng. Những điều trói buộc chúng tôi lại với nhau là những giá trị. Chúng tôi muốn làm những điều đúng đắn. Chúng tôi muốn thẳng thắn và khiêm tôn. Chúng tôi cần phải biết thú nhận sai lầm và có dũng khí để thay đổi.”
2.6.12 Sự minh bạch là chìa khóa: Với những lời chỉ trích nặng nề về tiêu chuẩn làm việc của nhân viên Apple ( đặc biệt thông qua đối tác sản xuất của họ tại Foxcom), Cook đã công khai cho cả thế giới biết về cách hoạt động của Apple. Bằng cách này, ông không chỉ tạo ra thiện chí trong văn phòng mà còn đặt tiêu chuẩn cho những nhà máy khác. “Sự minh bạch của chúng tôi trong trách nhiệm với nhà cung ứng là ví dụ cho thấy giá trị của chúng tôi minh, và chúng tôi có thể tạo ra những điều khác biệt lớn hơn nữa. Chúng tôi muốn sự sáng tạo trong trách nhiệm với nhân viên cũng như trong các sản phẩm của mình”, Tim Cook phát biểu.
2.6.13 Đọc thư của khách hàng: Bạn nghĩ bạn hiểu khách hàng của bạn… nhưng thực sự có phải vậy? Thậm chí là Tim Cook, người đứng đầu một công ty giá trị nhất thế giới, vẫn dành thời gian thăm các cửa hàng của công ty và đọc thư của khách hàng. Ông cho biết: “Tôi ghé thăm các cửa hàng của chúng tôi. Bạn có thể học hỏi được nhiều điều trong một cửa hàng. Tôi nhận được rất nhiều thư điện tử, nhưng rất khác biệt khi bạn vào cửa hàng và nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Không để bản thân tách biệt ra khỏi các vấn đề chung là rất quan trọng - có lẽ đây là điều quan trọng nhất của một CEO”.
2.6.14 Bạn có thể chỉ làm được một vài điều tuyệt vời: Hãy xem xét đến quy mô của Apple! Công ty chỉ tạo ra một vài sản phẩm. Ông chia sẻ: “Nếu bạn thực sự quan tâm đến Apple, bạn sẽ thấy chúng tôi có 4 loại Ipods. Chúng tôi có hai loại Iphone chính. Chúng tôi có hai loại Ipad và một vài máy tính Macs. Và đó là tất cả”. Vấn đề nằm ở chỗ: tập trung vào việc bạn làm tốt nhất và làm nó trong hết khả năng của bạn. Chúng tôi đã tranh luận rất nhiều về việc chúng tôi sẽ làm cái gì vì biết rằng chúng tôi chỉ có thể làm một vài thứ tuyệt vời. Cùng lúc đó, chúng tôi tiếp tục tìm tòi và khám phá một vài thứ mởi mẻ đáp ứng nhu cầu của con người trong tương lai.”
Trang 27 - 39
2.6.15 Thú nhận sai lầm: “Tôi nghĩ rất nhiều người, các CEO hay các nhà quản lý cấp cao, họ luôn mắc kẹt với các ý tưởng cũ, và họ từ chối hoặc không đủ dũng cảm để thừa nhận những ý tưởng đó không còn phù hợp với hiện tại. Có thể một điều tuyệt vời nhất về Steve Jobs là ông ấy có đủ dũng khí để thay đổi quyết định và suy nghĩ. Và các bạn biết đấy- đó chính là Tài Năng”, Cook cho biết.
2.6.16 Tỉ mỉ và vầu toàn trong mọi việc:Dù là một người đề cao tính dân chủ trong công việc nhưng cũng giống như Jobs, Cook cũng đưa ra những yêu cầu rất cao trong công việc "Các nhà quản lý buộc phải lựa chọn nhân viên để xuất hiện trong các cuộc họp với ông Cook, đảm bảo rằng họ có đủ kiến thức. Những người lần đầu tiên gặp Cook thường được khuyên không nên nói gì." Khi ông Cook cảm thấy ai đó chuẩn bị không đầy đủ, ông ấy sẽ mất kiên nhẫn và gọi ngay người kế tiếp trình bày.
2.6.17 Thực trạng doanh nghiệp vào thời của ổng (trước và trong khi ổng lãnh đạo) Hảo
2.1.55.2. Tim Cook
Thực trạng doanh nghiệp trước khi Tim Cook lãnh đạo
Trước khi Tim Cook nắm quyền điều hành Apple, người lãnh đạo tiền nhiệm Steve Jobs đã khiến Apple từ khủng hoảng phá sản đến dẫn đầu xu hướng trong lĩnh vực công nghệ. Jobs không chỉ được mệnh danh là “thần hộ mệnh” của Apple nhờ việc đưa hãng này trở lại vị thế hàng đầu thị trường khi ông quay trở lại vào năm 1998, mà còn bởi vô số các động thái giúp cho “quả táo cắn dở” trụ vững trong giai đoạn điều hành sau đó. Những người đã từng làm việc cho Jobs đều nhận định ông là “con người rất sáng suốt và chưa từng e ngại phải đối đầu – đặc biệt là khi bảo vệ cho các sản phẩm Apple mà ông tạo ra”.
Thực trạng doanh nghiệp sau khi Tim Cook lãnh đạo
Đến năm 2011, Tim Cook chính thức thay thế Steve Jobs giữ chức vụ CEO của Apple. Tim Cook - vị CEO đương nhiệm của công ty được biết đến là một người am hiểu chuyên sâu về chuỗi cung ứng. Dưới sự lãnh đạo và điều hành của ông, Apple không ngừng có những bước tăng trưởng vượt trội với doanh thu đạt mức kỷ lục.
Sau khi trở thành CEO của Apple, Tim Cook đã tiến hành cuộc “cải cách” đội ngũ điều hành của công ty. Ông bắt đầu thực hiện hoạt động “thay máu” ban điều hành công ty vào ngày 29 tháng 10 năm 2012. Thời điểm này, phó chủ tịch cấp cao của IOS – Scott Forstall đã từ chức và trở thành cố vấn đặc biệt cho Tim Cook cho đến cuối năm 2013 khi ông rời khỏi công ty.
Trang 28 - 39
Việc thay đổi bộ máy điều hành của Tim Cook đã giúp Apple có những biến đổi rõ rệt hơn trong hoạt động kinh doanh. Từ khi trở thành người điều hành công ty, Cook đã tập trung vào xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp hài hòa, loại bỏ những người thiếu năng lực làm việc hiệu quả.
Apple đang tăng dần việc sử dụng phần cứng do chính họ nghiên cứu và sản xuất, điển hình như chip xử lý Apple, hay các cảm biến trên những thiết bị mới ra mắt. Điều này giúp công ty có thể kiểm soát một cách chặt chẽ các định hướng, kiểu dáng thiết kế của không chỉ iPhone, mà còn rất nhiều sản phẩm khác trong tương lai.
Không chỉ bán iPhone, iPad - Apple còn đang kiếm bộn tiền trong lĩnh vực phần mềm, điển hình là 12% doanh thu quý vừa qua đến từ các dịch vụ kỹ thuật số như iCloud, Apple Pay, Apple Care và App Store. Theo ghi nhận, doanh thu từ mảng này thậm chí còn tăng trưởng mạnh hơn so với thị trường phần cứng của Apple.
Dưới thời Steve Jobs, Apple chỉ tập trung vào đối tượng người dùng, với mục đích mang đến những sản phẩm mà “bất cứ ai” cũng có thể sử dụng thành thạo, mà chưa bao giờ tập trung nhiều vào mảng doanh nghiệp. Giờ đây, Apple đang bắt tay cùng IBM để thực hiện những thương vụ tới thị trường doanh nghiệp trên toàn thế giới, và iPad Pro được cho là động thái rõ rệt nhất của Tim Cook trước tham vọng này.
Các sản phẩm của Apple từ lâu đã gắn liền với các chuẩn mực về thiết kế. Bất kể là trong lĩnh vực điện thoại, máy tính bảng, hay laptop, các sản phẩm của Apple đa số đều được đánh giá là có thiết kế đẹp nhất, sáng tạo nhất, hoặc sang trọng nhất. Giờ đây dưới bàn tay của Tim Cook, Apple đang dần "hô biến" chúng thành các món đồ thời trang, điển hình là việc kết hợp ý tưởng từ các bộ sưu tập thời trang vào các sản phẩm của mình với chiếc Apple Watch (hợp tác vs Hermes), hay diện mạo mới của Apple Store dưới bàn tay của cựu nhân viên làm việc tại hãng thời trang Burberry.
Kể từ khi ngồi lên chiếc ghế CEO của Apple, Tim Cook nhanh chóng nhận ra rằng rất khó để vươn tới ngưỡng cửa của sự "hoàn hảo" ngay từ những bước đi ban đầu. Do vậy, ông đang cố gắng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng sớm hơn, và dưới dạng “beta” (thử nghiệm), điển hình như bản iOS 10 hiện nay, hoặc với các sản phẩm Apple Watch. Để rồi từ đó thay đổi và hoàn thiện nó theo cách mà khách hàng đánh giá, mong muốn.
Steve Jobs mang theo sứ mệnh: phổ biến máy tính và đưa chúng vào tâm trí của người dùng. Còn Tim Cook biến Apple trở thành một công ty uy tín, và chiếm được con tim