(HOÀNG)
3.1Bài học thực tiễn của việc nghiên cứu phong cách lãnh đạo
Muốn doanh nghiệp, công ty ngày càng thành công và phát triển hơn thì vai trò của người quản lý là một điều không thể thiếu. Là một người quản lý giỏi thực thụ phải là một chỗ dựa vững chắc cho các thành viên khác trong công ty và cũng là người người đầu tiên mở ra hướng đi cho các thành viên khác như vậy bắt buộc bạn phải là người tiên phong dẫn đầu mọi người, phải có tầm nhìn sâu rộng và vấn đề ra quyết định của nhà quản lý liệu đã thực sự là đúng đắn .
Đối với tình trạng quản lý kém , không hiệu quả , cách tốt nhất là bạn có thể nhìn vào mặt tốt của mọi việc từ đó có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm cuộc sống giá trị từ những người quản lý kém đó để tránh mắc sai lầm.
2.7 · Kỹ năng ra quyết định là điều rất quan trọng.
Sau khi gặp phải những lần thất bại do kết quả của các quyết định, hoặc sự chậm trễ khi phải đối phó với những người quản lý thiếu quyết đoán, cuối cùng bạn sẽ lĩnh hội thêm các kỹ năng ra quyết định tốt. Sẽ có những lúc bạn phải tự mình ra quyết định , tự dựa vào đánh giá bản thân về một vấn đề mà không cần đến người khác phải nhắc nhở bạn.
Đôi khi có những nhà quản lý thay đổi ý kiến của họ ngay cả khi kế hoạch ban đầu đã thất bại. Trong trường hợp này bạn sẽ phải tự đưa ra các quyết định và xử lý vấn đề mà bạn cho là đúng.
· Rèn luyện đức tính kiên nhẫn
Kiên nhẫn là một đức tính tốt và là một trong những điều đầu tiên mà các nhà lãnh đạo cần học hỏi và tiếp thu. Có không ít người thích kiểm soát mọi thứ, kể cả với những chuyện đã xảy ra. Tuy nhiên, kinh doanh là công việc đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại hơn là tỏ ra nôn nóng, vội vàng.
Thực tế, là một nhà lãnh đạo cần phải học cách kiềm chế mong muốn để kiểm soát mọi công việc và học cách buông bỏ những thứ được coi là không cần thiết và chỉ tập trung vào những việc ưu tiên mà ta ưu tiên . Có như vậy thì công việc mới được xử lý nhanh chóng và thành công.
· Luôn nỗ lực phát triển bản thân và học được cách chấp nhận bản thân
Trang 31 - 39
Một trong những điều mà những người làm việc dưới quyền quản lý phải trải qua là thường xuyên bị đổ lỗi cho những sai lầm. Có những lần nhân viên cấp dưới nghe quản lý nhắc nhở lớn tiếng khiến họ cảm thấty buồn bã, lo sợ , đôi khi còn cảm thấy stress .Nhưng có những lần mắc sai lầm lần đầu thì mới rút được kinh nghiệm cho những lần sau .Mặc dù đây chắc chắn không phải là một thói quen tốt mà bất kỳ ai cũng nên chấp nhận, nhưng qua những tình huống như này bạn sẽ học được cách giải quyết vấn đề , giải thích sao cho hợp lý. Mỗi người trong một nhóm được giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo rằng mọi thứ liên quan đến công việc phải diễn ra một cách suôn sẻ vì nó làm ảnh hưởng đến quá trình
công việc của những người khác và kết quả của nhóm . Vì thế tất cả mọi người cần
nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân nhiều hơn.
Trách nhiệm về việc giải trình không những chỉ là tìm kiếm một người để kêu gọi, mà còn là việc nhận ra những sai lầm và rút kinh nghiệm để tránh mắc phải những lỗi lầm tương tự về sau.
Bên cạnh đó , bản thân chúng ta cũng cần tự nhận thức không chỉ là biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đôi khi bạn cũng chấp nhận rằng bạn không hoàn hảo
và thỉnh thoảng bạn cũng dễ mắc sai lầm. Khi bản thân tự nhận thức bạn sẽ thấy được niềm tin và giá trị của bản thân với mọi hành động và quyết định của bạn. Hãy tin vào chính năng lực của bản thân mình để hoàn thành công việc tốt hơn cho dù đó là công việc lớn hay nhỏ.
· Luôn lắng nghe ý kiến, tôn trọng ý kiến của mọi người
Giống như việc không thể tự làm hết mọi thứ, một người không thể tự mình ra quyết định mà cần có sự hỗ trợ của người khác giống như câu tục ngữ “ một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” .Trong quản lý cũng vậy ,nhà lãnh đạo cũng hiểu rằng không ai có biết hết và làm được mọi chuyện. Nếu bạn thực sự muốn thành công trong công việc hay bất cứ hoạt động liên quan đến hoạt động nhóm, bạn phải học cách lắng nghe ý kiến người khác để học hỏi .
Đôi khi ra một quyết định không chỉ dựa vào phân tích, logic hay những lý luận bởi quyết định đó được thực hiện bởi chính con người. Nếu như nhân viên có biểu hiện không đồng tình với bạn, hãy hỏi lý do nhưng đừng hỏi chỉ để bảo vệ ý kiến cá nhân của mình. Hãy tôn trọng ý kiến và lắng nghe từ phía đối phương để dễ dàng nắm bắt thông tin và hiểu bản thân đối phương ra sao. Bạn sẽ biết được điều mà nhân viên họ còn đang bối rối không biết sửa chữa những sai lầm mà họ mắc phải và cần bạn giúp đỡ .
· Đối xử công bằng với mọi người để tạo dựng mối quan hệ lành mạnh
Những người quản lý thiếu năng lực có thể đoàn kết và hợp lại thành một đội! Tại sao ư? Vì nhóm của bạn có chung khuyết điểm nên mọi người có thể tìm ra những lỗi
Trang 32 - 39
sai và cố gắng cùng nhau khắc phục, sửa chữa những lỗi sai đó. Xét cho cùng, nếu người quản lý của bạn tỏ ra vô dụng, thì người duy nhất bạn có thể tìm đến chính là đồng đội của bạn, những người đồng nghiệp luôn bên cạnh bạn để sẵn sàng cùng nhau hỗ trợ. Nhà quản lý khi suy xét lỗi sai do nhân viên mắc phải cũng cần phải công bằng
, nếu sai một lần có thể nhắc nhở, sai nhiều lần có thể áp dụng hình thức phạt. Ngược lại nếu có thành tích tốt thì nhân viên cũng cần có những lời khen ngợi và phần thưởng xứng đáng mà họ đạt được.
Một mối quan hệ lành mạnh sẽ tạo dựng một mối liên kết chặt chẽ, bền vững với những người khác, giúp bạn trở nên cởi mở và hòa đồng trong đám đông. Cũng có thể giúp bạn phát triển khả năng giao tiếp ứng xử được tốt hơn . Qua cách nhận thức được những gì đối phương đang phải trải qua, bạn có kiến thức rõ ràng về nhu cầu của từng người, cách đối xử của người khác sẽ không được đánh giá cao và cách tốt nhất để tiếp cận một người tùy thuộc vào tính cách và tâm trạng lúc bấy giờ của họ.
3.2Đề xuất, kiến nghị dành cho doanh nghiệp
Hình ảnh trái táo khuyết chính là làm nên thương hiệu Apple và cũng là sự khởi đầu ấn tượng cùng với một nền văn hóa doanh nghiệp tập trung phát triển vào con người, luôn cải tiến đổi mới về công nghệ và luôn quan tâm tới nguồn nhân lực của mình.
Sự ra đi của Steve Jobs là một sự mất mát lớn mà người kế nhiệm Tim Cook sẽ phải rất vất vả để bù đắp xây dựng cho Apple. Nhưng nghệ thuật quản lý của ông sẽ mãi là hành trang quý báu cho các lớp doanh nhân trẻ, vươn tới thành công trong sự nghiệp. Nhưng hiện nay số ít vấn đề vẫn cần chúng ta phải xem lại mọi thứ trong cách quản lý nhân sự của Apple để từ đó đưa ra những lời nhận xét , kiến nghị phù hợp cho doanh nghiệp.
· TẠO SỰ TÔN TRỌNG GIỮA NHÀ QUẢN LÝ VÀ NHÂN VIÊN
Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng bình đẳng qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên và ở Apple cũng không ngoại lệ. Tại Apple, hầu hết những nhà quản lý đều có kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết về công nghệ nên không có khái niệm cấp trên và sự phục tùng của các cấp dưới . Tôn trọng mọi người cho dù đó là nhân viên hay nhà quản lý thì đều tạo nên sự thoải mái , tự tin , sự tin tưởng khi làm việc chung.
Chính sự tôn trọng, quan tâm lẫn nhau và việc chung sức khi làm việc cùng các thành viên trong những nhóm dự án nhỏ là các yếu tố quan trọng để gây dựng lên thành công của Apple ngày hôm nay.
· TẠO SỰ TỰ DO CHO NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ NÂNG CẤP SẢN PHẨM
Trang 33 - 39
Nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề gây khó chịu hay những điểm sai sót của một sản phẩm bị lỗi nào đó, thì họ sẽ được phép tự do nghiên cứu và khắc phục những lỗi sai này mà không cần phải xin ý kiến và chấp nhận từ phía nhà quản lý của mình. Điều đó sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tự do hơn, thoải mái hơn trong công việc , làm tăng thêm niềm say mê yêu thích công việc và sẵn sàng tìm mọi lỗi sai để sửa chữa và khắc phục.
· TẠO RA MỌI THÁCH THỨC ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN VIÊN
Những nhân viên trong công ty Apple luôn nhận được những thách thức lớn từ các cấp quản lý và thông qua những nhiệm vụ khó khăn hơn so với khả năng vốn có của bản thân . Nhưng cuối cùng là họ vẫn hoàn thành những nhiệm vụ đó có khi còn học hỏi được nhiều thứ hơn, biết nhiều hơn, tiếp thu và lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn. Nếu nhân viên có tinh thần nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ thì có thể các ban quản lý, nhân viên cấp trên xem xét để đề bạt vào những chức vị cao hơn cho những ai có tinh thần tốt chịu được thách thức cấp trên đề ra . Đó là thành quả mà mọi người mong muốn đạt được khi trải qua những khó khăn, vất vả.
· THỜI HẠN LÀ CẦN THIẾT
Các nhà lãnh đạo, quản lý Apple luôn đặt thời hạn hoàn thành công việc rất khắt khe, đòi hỏi nhân viên khác phải tập trung hoàn thành sớm công việc được giao. Nhưng hầu như mọi người đều hoàn thành công việc đúng hạn. Đúng hạn cũng không có nghĩa là phải nhanh mà chất lượng sản phẩm và công việc mà là thứ các nhà quản lý chú tâm đến. Vì vậy các nhà quản lý cần phải theo dõi sát sao nhân viên của mình hơn.
Một số nhân viên vào thời điểm mới gia nhập vào công ty còn khá xa lạ với mọi thứ và thường có xu hướng đẩy lùi thời hạn cho phép bản thân trễ hạn. Nhưng điều đó chỉ đến một lần và trong Apple nhân viên cần được chấn chỉnh lại mọi thứ để hoàn thành đúng thời hạn công việc. Có như vậy mọi công việc mới diễn ra suôn sẻ và thành công.
· TUYỂN DỤNG NHỮNG NGƯỜI CÓ NIỀM ĐAM MÊ SẢN PHẨM
Bất cứ ai làm việc tại Apple đều mong muốn, khát khao được góp sức trở thành một phần của Apple. Do vậy công ty trong những đợt tuyển dụng cần lựa chọn nhân viên có tinh thần và tâm huyết với công việc mình làm. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc cũng cần phải tạo động lực cho nhân viên để khích lệ tinh thần khiến mọi người cảm thấy thích thú say mê với công việc hơn mang lại lợi ích lớn cho tập thể.
Sự nhiệt tình và hăng hái luôn được xem là chìa khóa quan trọng để dẫn tới thành công mà ai cũng cần phải học hỏi và phát huy . Những nhà quản lý Apple luôn tìm kiếm và chọn lọc những nhân viên người thực sự có niềm đam mê , am hiểu về công
Trang 34 - 39
nghệ và yêu mến đối với công ty, sản phẩm, phong cách làm việc và văn hóa của Apple. Được làm trong môi trường làm việc mà mình hằng ao ước đó là thì nhân viên nào cũng muốn.
· TẠO THÊM NHIỀU CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN
Đối với một môi trường làm việc tốt như ở Apple thì luôn kèm theo nhiều chế độ đãi ngộ tuyệt vời. Điều kiện làm việc đảm bảo cho nhân viên có đầy đủ năng lực để hoàn thành công việc với hiệu suất cao nhất . Đế giám áp lực làm việc căng thẳng cho công ty thì luôn có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe , chế độ dinh dưỡng vẫn thường xuyên được diễn ra lại công ty . Cán bộ quản lý của Apple luôn là những người hướng dẫn , quan tâm đến nhân viên và đảm bảobảo các đánh giá luôn chính xác ứng viên về khả năng, năng lực cũng như nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân viên để nâng cao hiệu quả năng suất làm việc .
Nhưng điều này chỉ có thể thực hiện dễ dàng khi doanh nghiệp có những nhân sự tài năng như Apple . Mỗi doanh nghiệp sẽ có những văn hóa và cách quản lý khác nhau có những chế độ đãi ngộ khác nhau. Nên điều này phụ thuộc hầu hết là vào người quản lý đứng đầu.
Tổng kết lại, qua thành công của Apple đã cho chúng ta thấy được chiến lược quản trị nhân sự và cách làm việc của nhân viên trong công ty của Apple cũng rất đáng để các doanh nghiệp khác học hỏi và áp dụng theo . Chúng ta có thể học hỏi và áp dụng vào trong chính tổ chức của mình . Nên nhớ rằng điều cốt lõi quản lý có vững mạnh thì doanh nghiệp mới có thể bền vững và thành công phát triển.