Giao tiếp và đàm phán trong lãnh đạo 1 Giao tiếp

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC pps (Trang 28 - 30)

1. Giao tiếp

Giao tiếp trong quản trị là sự tiếp xúc giữa nhà quản trị với những người khác có liên quan trong hoạt động quản trị, nhằm đạt tới các mục tiêu quản trị đề ra. Giao tiếp giúp cho mọi người hiểu nhau, hiểu được mục tiêu, ý đồ, thiện chí và công việc.

Các loại giai tiếp trong quản trị bao gồm: giao tiếp xã giao, giao tiếp có ý đồ lợi ích, giao tiếp xong phương, giao tiếp đa phương, giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gian tiếp, giao tiếp bằng lời, giao tiếp bằng ngôn ngữ quy ước, giao tiếp chính thức, giao tiếp không chính thức.

* Giao tiếp trong quản trị phải đảm bảo các yêu cầu:

- Phải tạo được sự cảm thông, hiểu biết

- Phải nắm bắt, tìm hiểu được một số vấn đề gì đó đối với người giao tiếp

* Giao tiếp trong quản trị phải tuân thủ các nguyên tắc

- Có giao tiếp phải hơn không giao tiếp - Cố gắng đạt được mục tiêu giao tiếp - Có chuẩn mực, có văn hóa

- Có thiện chí

- Không nói thừa, không có cử chỉ thừa - Phải có phong cách và kỹ năng giao tiếp tốt

2. Đàm phán

Đàm phán trong quản trị là hoạt động giao tiếp đặc biệt giữa người lãnh đạo với đối tác đàm phán nhằm đạt tới một thỏa thuận mong muốn về một vấn đề cụ thể nào đó.

* Yêu cầu của đàm phán

- Phải đạt được kết quả tốt nhất trong số các kết quả dự kiến

- Tạo được sự thỏa thuận tố đẹp giữa hai bên trên cơ sở đồng cảm, chân tình ủng hộ lẫn nhau

- Nếu không thỏa thuận được thì không để tình hính xấu thêm

* Các yếu tố cần lưu ý trong đàm phán: Thời gian, quyền lực, nghệ thuật đàm phán * Nguyên tắc đàm phán:

- Tuân thủ đúng các nguyên tắc giao tiếp

- Chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện đàm phán - Trong đàm phán phải biết:

+ Biết trả lời trong đàm phán + Biết nghe trong đàm phán + Biết “thách giá” trong đàm phán + Biết trả giá và mặc cả trong đàm phán + Biết khắc phục bế tắc trong đàm phán

CHƯƠNG 7KIỂM TRA KIỂM TRA

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC pps (Trang 28 - 30)