Giới thiệu chung về xét nghiệm hóa nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số thuật toán học máy và ứng dụng trong phân loại bệnh (Trang 40 - 42)

Theo [1], xét nghiệm y học (hay xét nghiệm y tế) là một loại thủ tục y tế được thực hiện để phát hiện, chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh, quá trình mắc bệnh, mức độ nhạy cảm của bệnh và xác định một chiến lược điều trị bệnh cho các bệnh nhân. Xét nghiệm y học cung cấp các số liệu như là các bằng chứng khoa học chứng minh bệnh tật cho người bệnh trước, trong và sau khi điều trị. Nhờ đó, các bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị bệnh hiệu quả với chi phí hợp lý cho các bệnh nhân.

Mặt khác, xét nghiệm y học có thể hỗ trợ phát hiện các loại bệnh mới xuất hiện hoặc nghiên cứu tính hiệu quả trong điều trị bệnh của các loại dược phẩm. Đối với một số loại bệnh, việc thực hiện một số xét nghiệm cần thiết có thể tầm soát được bệnh ngay từ khi bệnh mới xuất hiện ở giai đoạn đầu. Điều này là vô cùng quan trọng trong quá trình phòng chống và điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Như vậy, kết quả của các xét nghiệm đặc hiệu (gọi là cận lâm sàng) cùng với xem xét các triệu chứng lâm sàng sẽ giúp quá trình chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh có cơ sở khoa học và hiệu quả hơn.

Theo [1], các xét nghiệm y học có thể được chia thành ba nhóm như trình bày dưới đây dựa vào mục đích sử dụng.

(1) Nhóm 1 bao gồm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh (diagnostic test). Đây là những xét nghiệm đặc hiệu giúp cho bác sĩ loại bỏ nghi ngờ và đưa ra chẩn đoán xác định. Chẳng hạn, các xét nghiệm tìm kí sinh trùng sốt rét trong bệnh sốt rét hay xét nghiệm RT-PCR phát hiện virus SARS-COV-2 ở các bệnh nhân mắc COVID-19.

32

(2) Nhóm 2 bao gồm các xét nghiệm để sàng lọc bệnh (screening test). Những xét nghiệm loại này là những xét nghiệm để phát hiện bệnh (đặc biệt là bệnh nhân không có triệu chứng), đánh giá dịch tễ học về tần suất mắc bệnh trong một cộng đồng. Chẳng hạn, test nhanh để phát hiện các bệnh nhân nghi nhiễm virus SARS-COV-2.

(3) Nhóm 3 bao gồm các xét nghiệm để loại trừ hay phân biệt bệnh (differential test). Những xét nghiệm loại này giúp các nhân viên y tế phân biệt được các căn bệnh có triệu chứng khá giống nhau. Chẳng hạn, bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng lỵ, có thể là lỵ amib hoặc lỵ trực khuẩn… Khi đó, xét nghiệm soi tươi phân hoặc chẩn đoán vi khuẩn học có thể phân biệt được trường hợp này.

Theo [2], các xét nghiệm được chia thành các lĩnh vực xét nghiệm như sau: - Xét nghiệm hóa sinh.

- Xét nghiệm huyết học và truyền máu. - Xét nghiệm vi sinh học.

- Xét nghiệm giải phẫu bệnh học. - Xét nghiệm y học hạt nhân.

Trong xét nghiệm y học thì xét nghiệm hóa nghiệm là để chỉ việc sử dụng hóa chất và thuốc thử để đo đạc các mẫu bệnh phẩm cần phân tích khác nhau (máu, nước tiểu, dịch cơ thể, …) phục vụ cho mục địch chẩn đoán, đánh giá tiên lượng bệnh và hiệu quả điều trị.

Thông thường xét nghiệm hóa nghiệm bao gồm: xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm huyết học.

Xét nghiệm hóa sinh là xét nghiệm các chuyển hóa hoá học xảy ra trong quá trình hoạt động sống của cơ thể nghĩa là nghiên cứu về mặt hoá học của sự trao đổi chất trong mối liên quan với toàn bộ cơ thể và môi trường xung quanh. Xét nghiệm hóa sinh bao gồm: xét nghiệm hóa học nói chung, phân tích nước tiểu, nội tiết tố, xét nghiệm protein định lượng, định tính, lipid đặc biệt, khí máu, chỉ dấu ung thư, độc học, hóa sinh đặc biệt, amin sinh học, thuốc gây nghiện, ma túy.

33

Xét nghiệm vi sinh là xét nghiệm phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh vật trên mẫu nhằm tìm ra căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị. Như vậy đối tượng của xét nghiệm vi sinh này là các vi sinh vật gây bệnh có trong mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm có thể thu thập được từ người, động vật, môi trường sống hay các loại dụng cụ, thức ăn... nghi chứa căn nguyên gây bệnh. Xét nghiệm vi sinh bao gồm: Xét nghiệm soi trực tiếp, Xét nghiệm nuôi cấy, Xét nghiệm miễn dịch, Xét nghiệm sinh học phân tử.

Xét nghiệm huyết học là xét nghiệm liên quan đến cấu trúc của máu và các yếu tố gây ảnh hưởng việc đến tạo máu. Xét nghiệm huyết học bao gồm: Huyết học tổng quát, đông cầm máu, miễn dịch huyết học, xét nghiệm tủy xương, huyết học chuyên sâu.

Trong giai đoạn hện nay, cùng với kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, các xét nghiệm hóa nghiệm có vai trò quan trọng, nhiều khi là quyết định trong chẩn đoán lâm sàng và là danh mục không thể thiếu được trong khám sức khỏe định kỳ.

Trong các mục tiếp theo, luận văn sẽ khảo sát các đặc điểm của dữ liệu xét nghiệm hóa nghiệm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số thuật toán học máy và ứng dụng trong phân loại bệnh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)