Thành phần nguyên tố của mẫu Nd-CeO2

Một phần của tài liệu Tổng hợp, biến tính vật liệu nano của một số nguyên tố đất hiếm và đánh giá hoạt tính xúc tác quang hóa (Trang 108 - 110)

Nguyên tố % Khối lượng % Nguyên tử

C 3.77 19.73

O 10.71 42.13

Ce 64.30 28.88

Để chứng minh rõ hơn sự biến tính Nd vào cấu trúc nano CeO2, chúng tôi thực hiện phương pháp phân tích bản đồ nguyên tố. Hình 3.43 trình bày bản đồ nguyên tố Ce và Nd. Kết quả cho thấy cả nguyên tố chính của vật liệu là Ce và nguyên tố biến tính Nd đều được tìm thấy và phân bốđều, chứng tỏ sự biến tínhthành công và phân bố đồng đều nguyên tố Nd vào mạng tinh thể CeO2.

Hình 3.44.Bản đồ nguyên tố của nguyên tố Ce (a) và Nd (b)trong vật liệu Nd-CeO2.

3.4.2. Vật liệu nano Gd(OH)3 dạng quepha tạp với Neodimium

Giản đồ phổ nhiễu xạ tia X của vật liệu Gd(OH)3 và Nd-Gd(OH)3 được chỉ ra ở hình 3.44. Từ giản đồ XRD cho thấy các vật liệu nano Gd(OH)3 và Nd-Gd(OH)3

đều có các pic nhiễu xạ rõ ràng, tương ứng với các mặt (100), (110), (101), (200), (201), (211), (300), (112) và (131), đặc trưng trong mạng lưới sáu phương của tinh thể Gd(OH)3 (JCPDS No, 01-083- 2037). Như vậy, quá trình biến tính không làm thay đổi tính chất tinh thể của Gd(OH)3. Tuy nhiên, các pic của vật liệu Nd-

Gd(OH)3 có cường độ thấp hơn và rộng hơn so với dạng đơn pha Gd(OH)3, chứng tỏ rằng Nd3+đã biến tính thành công vào cấu trúc mạng tinh thể nano Gd(OH)3dạng que. Giản đồ XRD cũng cho thấy ngoài các pic đặc trưng của Gd(OH)3 không có pic của các pha tinh thể khác, cho thấy không hình thành dạng vật liệu nào khác. Nên vật liệu pha tạp Nd-Gd(OH)3 có thể xảy ra sự thay thế một số vị trí Gd3+ trong

mạng tinh thể Gd(OH)3 bằng ion Nd3+. Giá trị các đặc trưng tinh thể của vật liệu được chỉ ra ở Bảng 3.7.

Một phần của tài liệu Tổng hợp, biến tính vật liệu nano của một số nguyên tố đất hiếm và đánh giá hoạt tính xúc tác quang hóa (Trang 108 - 110)