Quá trình hình thành và phát triển của RadissonBluResortCamRanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ ẨM THỰC TẠI RADISSON BLU RESORT CAM RANH (Trang 45)

5. Bố cục đề tài

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của RadissonBluResortCamRanh

sống mang theo niềm hứng khởi chinh phục đại dương mênh mông.

(Hình ảnh minh họa: Hình 2.4 - Danh mục các hình ảnh)

Chẳng những vậy từng chi tiết đồ vật nhỏ được trang trí cũng vô cùng công phu, từ đá lát sàn màu cát với từng vân sóng, đèn trang trí được làm từ các ngư cụ của dân biển, những đàn cá tràn đầy sức sống trong những bức tranh treo tường… Tất cả như tái hiện lại một khung cảnh sống động, mang nét giản dị đem lại sự gần gũi thân thuộc như đang sống ở làng chài Việt Nam.

Khu nghĩ dưỡng đem đến không gian yên bình, đắm mình vào sự tươi mát của thiên nhiên vùng biển cùng với dịch vụ chu đáo, không chỉ vậy đây chính là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho mỗi du khách và tìm lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống bộn bề.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Radisson Blu Resort Cam Ranh Cam Ranh

Thành lập năm 2007, Eurowindow Holding hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất, Kinh doanh Vật liệu xây dựng & nội thất; Phát triển dự án bất động sản; Xây dựng & Quản lý xây dựng; Quản lý và Kinh doanh bất động sản; Tài chính – Ngân hàng.

Ngoài thương hiệu nổi tiếng Eurowindow và Melinh PLAZA, với chiến lược phát triển bền vững, Eurowindow Holding đã và đang phát triển hàng loạt các dự án bất động sản lớn trong và ngoài nước.

Gần hai thập kỷ hình thành và phát triển, Eurowindow Holding luôn khẳng định vai trò của đơn vị tiên phong với các sản phẩm chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam.

26/11, Carlson Rezidor Hotel Group, một trong những tập đoàn khách sạn lớn và năng động nhất thế giới, thông báo lễ ký kết hợp đồng quản lý với Công ty Cổ phần Đầu tư và Du Lịch Eurowindow Nha Trang để phát triển dự án Radisson Blu Vịnh Cam Ranh. Được dự kiến mở cửa vào quý một năm 2019, Radisson Blu Vịnh Cam Ranh là một trong những khu nghỉ dưỡng sát biển mới được mong đợi nhất tại Việt Nam.

Radisson Blu Vịnh Cam Ranh là khu nghỉ dưỡng sát biển mới với thiết kế gồm 290 phòng, nằm cách Sân bay Quốc tế Cam Ranh 4km. Đây là một trong những sân bay đông đúc nhất Việt Nam và được dự kiến sẽ đón gần 8 triệu hành khách hằng năm từ năm 2030. Khu nghỉ dưỡng sở hữu 40 căn villa cao cấp cùng với bãi biển cát trắng dài 800 mét. Các khu vực hội họp của khách sạn bao gồm một phòng ballroom lớn cùng nhiều phòng họp khác, thích hợp cho các sự kiện kinh doanh và họp mặt xã hội. Hai nhà hàng mang phong cách khác nhau, lounge bar và quán bar hồ bơi, cũng được thiết kế bên trong khu nghỉ dưỡng nhằm mang đến cho du khách nhiều sự lựa chọn hơn.

Dự án Radisson Blu Cam Ranh dự kiến đi vào hoạt động vào quý 1/2019 với 290 phòng và 40 biệt thự cùng hàng loạt các tiện ích cao cấp như trung tâm hội nghị với sức chứa 1.000 người và đặc biệt nhất là cơ sở spa do công ty Kovitech thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn quốc tế.

2.1.3. Tầm Nhìn, Sự Mệnh của Radisson Blu Resort Cam Ranh

(Hình ảnh minh họa: Hình 2.5 - Danh mục các hình ảnh)

Tầm nhìn dài hạn của Radisson Blu Resort Cam Ranh trở thành một nơi được những vị khách hàng, những chủ đầu tư hay những nhân tài trong ngành lựa chọn đến. Bất cứ khi nào một vị khách hàng lên kế hoạch cho một chuyến đi, hoặc một nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu đang nghĩ đến một đối tác, hoặc bất cứ khi nào ai đó đang tìm kiếm sự nghiệp trong ngành khách sạn, họ sẽ phải nghĩ đến Radisson Blu Resort đầu tiên.

Sứ mệnh của Radisson Blu Resort Cam Ranh là một lời hứa về thương hiệu của Resort, Mỗi khoảnh khắc quan trọng. Hơn cả chữ ký của Resort, đó là cách Resort kinh doanh và cốt lõi Resort là như thế nào. Radisson Blu Resort Cam Ranh tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và diệu kỳ bằng cách truyền cảm hứng cho hơn 100.000 thành viên trong nhóm toàn cầu bằng niềm tin cốt lõi.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Radisson Blu Resort Cam Ranh Và Bộ phận kinh doanh ẩm thực (F&B)

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Radisson Blu Resort Cam Ranh (Sơ đồ minh họa cơ cấu: Hình 2.6 – Danh mục các hình ảnh)

General Manager - Tổng giám đốc

General Manager (GM) là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ chức vụ tổng giám đốc. Đây có thể là người trực tiếp đưa ra các quyết định về Resort, hoạch định và thiết lập ra chiến lược kế hoạch. Đây cũng là người xây dựng luồng công việc cho các phòng ban và giám sát những vấn đề liên quan đến lỗ - lãi và quản lý vấn đề hàng ngày trong doanh nghiệp.

Personal Assistant of General Manager - Trợ lý Tổng giám đốc

Vị trí này chịu trách nhiệm hỗ trợ hành chính và thư ký cấp cao cho Tổng Giám đốc, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ và yêu cầu theo hướng dẫn . Trợ lý Cá nhân hoạt động với sự giám sát tối thiểu và xử lý các vấn đề bí mật một cách chuyên nghiệp.

Executive Assistant - Trợ lý Tổng giám đốc

Đây là người luôn túc trực, hỗ trợ chính cho giám đốc trong việc điều hành mọi vấn đề ở resort. Thậm chí, họ cũng có thể đại diện cho giám đốc giải quyết một số công việc nhất định.

Room Division Department

Room division là bộ phận lưu trú hoặc bộ phận phòng khách, có nhiệm vụ cung cấp và phục vụ dịch vụ lưu trú đến khách hàng, bao gồm cả bộ phận tiền sảnh

(Front office – FO) và bộ phận buồng phòng (Housekeeping – HK). Room Division là bộ phận đem lại trải nghiệm lưu trú tuyệt vời nhất cho khách hàng và tạo ra nhiều doanh thu nhất cho Resort. Room Division bao gồm lễ tân, buồng phòng. Tất cả các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ, làm việc song hành với nhau đảm bảo mọi hoạt động trong Resort trơn tru hiệu quả.

Doanh thu luôn là mục tiêu quan trọng của Resort, trong đó phần lớn doanh thu đến từ việc bán phòng. Hai bộ phận đặc biệt ảnh hưởng đến doanh thu đó là Bộ phận lễ tân và Bộ phận buồng phòng.

Sale & Marketing Department

Sale & Marketing Department hay phòng thị trường trong Resort là một bộ phận hết sức quan trọng bởi vì nó là cầu nối giữa khách hàng và Resort đó. Nếu phòng kinh doanh hoạt động tốt thì Resort sẽ đông khách hơn, doanh thu sẽ tăng, từ đó khách sạn mới tồn tại và phát triển được.

Sale & Marketing là một phần không tách rời tất cả các hoạt động kinh doanh khác trong ngành dịch vụ lưu trú. Dù bạn làm kinh doanh ở một mức độ giỏi như thế nào mà không có chiến lược Marketing tốt đi cùng hay ngược lại bạn có một chiến lược Marketing tốt nhưng không có một đội ngũ Sales hỗ trợ thì không thể nào đạt được doanh số mà khách sạn đề ra. Một cách dễ hiểu, Marketing đưa ra thông điệp truyền thông còn Sales là người tác động trực tiếp đến người mua là khách hàng. Marketing tạo ra công cụ và Sales biến công cụ trên thành doanh thu cho khách sạn đó.

F&B Department

Food and Beverage Department hay còn được gọi là Bộ phận ẩm thực - tiếp nhận và phục vụ nhu cầu ăn uống của khách lưu trú. Có trách nhiệm phục vụ khách trong các bữa ăn để đáp ứng nhu cầu của khách.Trong các bữa tiệc lớn nhỏ đúng tiêu chuẩn, đúng nguyên tắc kịp thời, chính xác. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu của khách.Thực hiện và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Đảm bảo thanh toán chính xác đối với khách.

Financial Department hay còn được gọi là bộ phận Tài chính/ Kế toán quyết định các chiến lược về tài chính, tìm kiếm nguồn vốn cho Resort. Bên cạnh đó, thực hiện theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ...

Bộ phận này thường bao gồm các vị trí quan trọng như general accountant (nhân viên kế toán tổng hợp), debt accountant (nhân viên kế toán công nợ), auditor (nhân viên kế toán nội bộ), cash keeper (nhân viên thủ quỹ), purchaser (nhân viên thu mua)…

Human Resource Department

Human Resource Department hay còn được gọi là phòng Nhân sự được hiểu đồng thời là những người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả những công việc liên quan đến nhân lực trong Resort. Những nhiệm vụ này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương và đảm bảo các gói lợi ích cho nhân viên, thực hiện các hình thức kỷ luận, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động.

Bộ phận này thường gồm các vị trí như HR manager (quản lý nhân sự), payroll/insurance (nhân viên lương/bảo hiểm), legal officer (nhân viên pháp lý)…

Recreation Department

Recreation Department hay còn được gọi là phòng giải trí, Giám sát việc điều hành thực hiện các chương trình hoạt động của nhân viên. Phát triển các chuyến du ngoạn, trò chơi, massage / SPA và tất cả các hoạt động thể thao trên đất liền và trên biển. Đảm bảo rằng bàn hoạt động, các chuyến du ngoạn & quầy mát-xa luôn có người trực trong thời gian được quảng cáo. Quản lý và quan tâm đến tất cả việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao cho trang thiết bị & dịch vụ chất lượng cao cho khu nghỉ dưỡng.

Chịu trách nhiệm về các chuyến du ngoạn, Hoạt động thể thao trên biển, massage Spa và các phần giải trí khác. Tạo các hoạt động và trò chơi cho trẻ em và người lớn. Giới thiệu, quảng cáo và tổ chức các chuyến du ngoạn, trò chơi tập thể, giải trí cho khách nghỉ dưỡng khi nào và ở đâu có thể.

Engineer Department hay còn được gọi là bộ phận Kỹ thuật. Engineer Department là bộ phận đảm nhận quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất và kỹ thuật trong Resort.

Các vị trí trong bộ phận kỹ thuật gồm: electrical engineer (nhân viên điện), plumber (nhân viên nước), carpenter (nhân viên mộc), painter (nhân viên sơn), AC chiller (nhân viên điện lạnh)…

Security Department

Vai trò của Security Department hay còn được gọi là bộ phận an ninh khách sạn là đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, nhân viên và tài sản của khách sạn. Hướng dẫn khách những chú ý đặc biệt. Luôn kiểm soát những sự bất thường.

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Phận F&B của Radisson Blu Resort Cam Ranh

(Sơ đồ minh họa cơ cấu: Hình 2.7 – Danh mục các hình ảnh)

FBP : Khối bếp trực thuộc bộ phận F&B

Executive Chef:

Trưởng bộ phận bếp - bếp trưởng điều hành (Executive Chef): là người có nhiệm vụ quản lý, điều hành chung tất cả các công việc trong bếp, bao gồm: tạo thực đơn, quản lý nhân sự, quản lý kinh doanh.

Sous Chef

Bếp phó (Sous Chef) là vị trí công việc hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của một bếp trưởng tương ứng, là trợ lý trực tiếp của các đầu bếp chính. Bếp phó có nhiệm vụ giúp bếp trưởng các công việc như lên thực đơn, điều phối công việc trong khả năng và đặt hàng theo sự chỉ đạo của bếp trưởng.

Tùy theo quy mô của bộ phận bếp mà có số lượng bếp phó thích hợp. Mỗi một bếp phó sẽ chuyên phụ trách một nhiệm vụ cho một khu vực riêng như: bếp phó phụ trách đặt tiệc, bếp phó chuyên phụ trách chuẩn bị nguyên liệu chế biến hay các bếp phó điều hành, giám sát các bếp phó khác,…

Hot Kitchen CDP

Hot Kitchen CDP - Hot Kitchen Chef de partie là Ca trưởng hay Tổ trưởng ca, là người có vai trò quản lý khu vực bếp nóng trong các nhà hàng, khách sạn theo phân công. Họ được xem là người hỗ trợ đắc lực cho các Bếp trưởng để điều phối nhân sự và công việc trong khu vực Bếp diễn ra thuận lợi.

Bếp nóng (Hot Kitchen) là khu chế biến những món ăn: chiên, xào, nướng… (cần dùng đến lửa – nhiệt độ cao để làm chín thức ăn) trong gian bếp của các Khách sạn – Nhà hàng. Thuật ngữ Bếp nóng được dùng là để phân biệt với Bếp lạnh – khu chế biến các món salad, gỏi, cuốn (không cần chế biến qua lửa). Bộ phận Bếp nóng hoạt động dưới sự điều hành – quản lý chung của Bếp trưởng, Bếp phó nhà hàng.

Trách nhiệm chính của một Hot Kitchen Chef de partie là phụ trách nấu nhóm món nóng theo phân bố của bếp trưởng, chịu trách nhiệm vệ sinh và an toàn lao động cũng như tiêu chuẩn vận hành, kỹ năng nghề trong nhóm bếp mà mình được giao, lên đơn đặt hàng tại khu vực bếp phụ trách.

Cold Kitchen CDP

Cold Kitchen CDP - Cold Kitchen Chef de partie là Ca trưởng hay Tổ trưởng ca, là người có vai trò quản lý khu vực bếp lạnh trong các nhà hàng, khách sạn theo phân công. Họ được xem là người hỗ trợ đắc lực cho các Bếp trưởng để điều phối nhân sự và công việc trong khu vực Bếp diễn ra thuận lợi.

Bếp lạnh (Cold Kitchen) là khu vực để những người làm bếp chuẩn bị và tạo ra các món ăn mà không cần đến giai đoạn chế biến qua lửa như: gỏi, cuốn mà đặc biệt là salad. Salad là một trong những món ăn lạnh, mát phù hợp với nhu cầu và xu hướng ăn uống hiện đại ngày nay nhờ có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Món ăn này có thể được biến tấu rất phong phú, hấp dẫn và kích thích vị giác bởi sự tươi ngon gần như nguyên vẹn của thực phẩm.

Trách nhiệm chính của một Cold Kitchen Chef de partie là phụ trách nấu nhóm món lạnh theo phân bố của bếp trưởng, chịu trách nhiệm vệ sinh và an toàn lao động cũng như tiêu chuẩn vận hành, kỹ năng nghề trong nhóm bếp mà mình được giao, lên đơn đặt hàng tại khu vực bếp phụ trách.

Pastry Chef

Bếp trưởng bếp bánh(Pastry Chef) là người giám sát, chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tạo, cho ra những món bánh và món tráng miệng phục vụ thực khách. Bên cạnh đó, Pastry Chef cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám sát nhân viên, mua nguyên liệu, định giá thành sản phẩm và lên menu món bánh, món tráng miệng cho nhà hàng.

Pastry CDP

Pastry CDP - Pastry Chef de partie là Ca trưởng hay Tổ trưởng ca, là người có vai trò quản lý khu vực bếp bánh trong các nhà hàng, khách sạn theo phân công. Họ

được xem là người hỗ trợ đắc lực cho các Bếp trưởng để điều phối nhân sự và công việc trong khu vực Bếp diễn ra thuận lợi.

Trách nhiệm của một Pastry Chef de partie là phối hợp với nhóm ẩm thực để đảm bảo rằng tất cả các nhiệm vụ khai trương, vận hành và đóng cửa đều được đáp ứng một cách nhất quán; Cộng tác với đội ngũ phục vụ trên các kệ bán lẻ, quầy, khu vực bánh ngọt, bánh ngọt và bánh mì tại tất cả các địa điểm SPRMRKT; Duy trì và cải thiện các món tráng miệng, bánh ngọt và bánh ngọt hiện tại; Lập kế hoạch và phát triển các công thức và thực đơn tráng miệng, bánh ngọt và bánh ngọt mới cho thị trường, dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng; Thực hiện nghiên cứu & phát triển sâu sắc phù hợp với tầm nhìn và đặc điểm của thương hiệu; Xác định nhu cầu tồn kho món tráng miệng, bánh ngọt và bánh ngọt; giảm thiểu lãng phí thực phẩm; Xác định và quản lý chi phí của tất cả các sản phẩm tráng miệng, bánh ngọt và bánh ngọt và các món trong thực đơn; Giám sát và duy trì các yêu cầu về ngân sách; Đảm bảo hiệu quả tối đa của các thiết bị nhà bếp trong việc sản xuất các món tráng miệng, bánh ngọt và bánh ngọt đồng nhất, chất lượng cao; Báo cáo bất kỳ vấn đề sửa chữa và bảo trì nào cho Bếp trưởng hoặc Quản lý vận hành; Hỗ trợ đảm bảo rằng các thiết bị nhà bếp đáp ứng tất cả các quy định, bao gồm các hướng dẫn về vệ sinh, sức khỏe và an toàn; Cung cấp đào tạo cho nhân viên cấp dưới khi cần thiết; Thiết lập và duy trì các mối quan hệ làm việc tích cực và hiệu quả với tất cả nhân viên; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công.  Demi chef

Tổ phó tổ bếp (Demi chef) chịu trách nhiệm hỗ trợ công việc cho Trưởng ca, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổ trưởng tổ bếp hoặc đầu bếp phụ trách một bộ phận. Tương tự như vị trí Trưởng ca, tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng, khách sạn sẽ có hoặc không có vị trí Tổ phó.

Cook

Nhân viên bếp (Cook) là vị trí công việc hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của các bếp trưởng, bếp phó và đầu bếp cấp trên theo sự phân công từ trước. Nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ ẨM THỰC TẠI RADISSON BLU RESORT CAM RANH (Trang 45)