Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2022

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KTVM NHÓM 5 (Trang 30)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠ THẤP TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG

3.1 Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2022

3.1.1 Triển vọng kinh tế thế giới

Triển vọng nền kinh tế thế giới được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại vào năm 2022. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp tục nhưng không đồng đều. Tăng trưởng thế giới cho năm 2022 được dự báo là 3,9%; tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế trưởng thành được dự báo sẽ tăng 3,9%; và Mỹ và Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lần lượt ở mức 3,8% và 5,5%.

Ấn sổ lớn trong dự báo là Trung Quốc, là một khu vực động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế, chiếm khoảng 30% của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và năm 2021.

Sự kỳ vọng vào nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm nay trong khi nền kinh tế của nước này phục hồi từ Covid-19. Tuy nhiên, tăng trưởng có vẻ sẽ chậm lại vào năm 2022 ở mức 4%

Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết: “Thế giới đang trải qua một sự phục hồi mạnh mẽ nhờ hành động quyết liệt của các chính phủ và ngân hàng trung ương ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Nhưng như chúng ta đã thấy với việc phân phối vắc-xin, tiến độ không đồng đều. Việc đảm bảo sự phục hồi được duy trì và phổ biến đòi hỏi phải hành động trên nhiều mặt – từ các chương trình tiêm chủng hiệu quả ở tất cả các quốc gia đến các chiến lược đầu tư công có phối hợp để xây dựng cho tương lai’’.

Báo cáo cảnh báo rằng duy trì sự phục hồi đúng hướng, cần có những nỗ lực quốc tế mạnh mẽ hơn để cung cấp cho các nước thu nhập thấp các nguồn lực để tiêm chủng cho dân số của họ, cả lợi ích của chính họ và toàn cầu.

3.1.2 Triển vọng kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19 nhưng vẫn có nhiều dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế đất nước năm 2022. Trong một báo cáo công bố ngày 4/10, nhà kinh tế Chua Han Teng của DBS cho rằng đối với Việt Nam, điều tồi tệ nhất đã qua và nền kinh tế đất nước sẽ phục hồi trở lại khi mở của trở lại nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao hơn và số ca nhiếm mới thấp hơn.

Theo báo cáo, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ vẫn là đọng lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong những năm tới. Vốn FDI đăng ký mới vẫn có khả năng phục hồi trong ba quý năm 2021, bất chấp những thách thức và khó khăn mà các công ty quốc tế phải đối mặt trong đợt bùng phát virus kể từ tháng 4 năm 2021.

Sự sụt giảm trong nhiều thập kỷ trong quý thứ ba khiến tăng trưởng khó có thể lấy lại mức tăng 2,9% của năm ngoái, ít hơn nhiều so với phạm vi mục tiêu GDP chính thức của chính phủ là 6- 6,5%. Do đó, DBS đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 xuống 1,8% từ 5% trước đó. Với áp lực kéo cầu cũng đã giảm bớt cho đến năm 2021, lạm phát CPI có khả năng sẽ giảm trung bình mức 2,1% so với mức 3,3% trước đó. Nhìn vào quý 4 năm 2021 và 2022, chính phủ kỳ vọng một triển vọng tốt hơn. Khi nên kinh tế bước vào ‘ trạng thái bình thường mới’, được hỗ trợ bởi việc triển khai tiêm chủng. Các tác động cơ bản thuận lợi và các động lực tăng trưởng cơ cấu như FDI và xuất khẩu, cùng với động lực số hóa, có khả năng thúc đẩy tăng trưởng lên 8% vào năm 2022 (so với 6,8% trước đây).

GDP dự kiến sẽ tăng tốc vào năm 2022 từ mức mở rộng dự kiến trong năm nay. Xu hướng tiếp tục tăng trong chi tiêu tiêu dùng và vốn, kết hợp với khu vực bên ngoài phát triển mạnh mẽ, sẽ thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong năm tới. Tuy nhiên, sự tiến triển của đại dịch đang diễm ra, mối đe dọa bùng phát tiếp theo và nguy cơ các hạn chế được đặt ra lại làm mở tất cả triển vọng. Các tham luận viên của chúng tôi kỳ vọng GDP sẽ tăng 7,0% vào năm 2022, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo của tháng trước và 6,8% vào năm 2023.

3.2.1 Những dự báo về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2022

Theo báo cáo “Triển vọng Xã hội và Việc làm Thế giới: Xu hướng 2021” (xu hướng WESO) của Tở chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa được công bố, cuộc khủng hoảng thị trường lao động do đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc và tăng trưởng việc làm sẽ không đủ để bù đắp cho những thiệt hại ít nhất còn phải kéo dài cho đến năm 2023.

Báo cáo của ULO dự báo sự thiếu hụt việc làm do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra sẽ lên đến đến 75 triệu vào năm 2021, trước khi giảm xuống 23 triệu vào năm 2022. Khoảng cách liên quan đến số việc làm và số giờ giảm, tương đương với 100 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2021 và 26 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2022.

Sự thiếu hụt về việc làm và số giờ làm việc này liên tục ở mức cao do mức độ sử dụng lao động thấp và điều kiện làm việc kém. Do đó, số người thất nghiệp trên toàn cầu dự kiến sẽ ở mức 205 triệu người vào năm 2022, vượt mức 187 triệu ngươi vào năm 2019. Điều này tương ứng với tỷ

lệ thất nghiệp 5,7%. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong nửa đầu năm 2021 là khu vực Mỹ Latinh và Caribe, châu Âu và Trung Á.

Tốc độ phục hồi việc làm trên toàn cầu được dự báo sẽ nhanh hơn trong nửa cuối 2021, với điều kiện là tình hình đại dịch nói chung không trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, diều này sẽ không đồng đều, do khả năng tiếp cận văc-xin không bình đẳng và năng lực hạn chế của hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trong việc thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ. Hơn nữa, chất lượng của các công việc mới được tạo ra có thể sẽ xấu đi ở các quốc gia đó.

Cũng theo ILO, việc làm và thời giờ làm việc giảm kéo theo sự sụt giảm mạnh về thu nhập từ lao động, cùng với đó là sự gia tăng tương ứng về tỷ lệ nghèo. So với năm 2019, giờ đây đã có thêm 108 triệu người lao động trên toàn thế giới được phân loại vào nhóm nghèo hoặc nghèo cùng cực. Nghĩa là họ và gia đình họ sống với mức thu hập tương đương thấp hơn 3,2 USD mỗi ngày.

Báo cáo cũng nhấn mạnh, “những tiến bộ đạt được trong các năm vừa qua hướng tới xóa bỏ tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo đã trở lại điểm xuất phát”. Điều này khiến việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc về xóa nghèo trước năm 2023 càng khó khả thi hơn.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam dự kiến sẽ là 3,1% vào quý 4 năm 2021, theo các mô hình kinh tế toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tich. Về dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam được dự báo có xu hướng vào khoảng 3,3% vào năm 2022 và 2,9% vào năm 2023, theo các mô hình kinh tế lượng.

3.2.2 Một số giải pháp nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm sắp tới

Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân và những dự báo về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Nhóm chúng em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong thời gian sắp tới đây

Đề xuất Chính phủ giao Bộ lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương nghiên cứu, thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; đồng thời, đẩy mạnh kết nối cung cầu thị trường lao động, các hoạt động hỗ trợ tìm việc cho người lao động.

Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương cần tạo điều kiện tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất; trong đó, tập trung cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơm giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nên kinh tế, cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập, mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Cùng với đó, đề xuất các địa phương tích cực triển khải các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng,

đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức, nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình giảm thất nghiệp, phục hồi và phát triểm kinh tế.

Chú trọng đào tạo lại nguồn nhân lực, vì thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch vẫn có những diễn biến mới và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Hơn nữa, để xã hội, ổn định, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần tạo dựng quỹ an sinh xã hội để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho những lao động bị mất việc làm.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt Nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp. Với khả năng nhận thức cũng như hạn chế của bài viết chính vì thế mà bài viết này chúng ta không phân tích kỹ từng vấn đề cụ thể. Như vậy từ những ký do phân tích ở trên, cũng như tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các chính sách như ngày nay. Có được điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt đối với sinh viện Đại học Công Nghiệp – những chủ nhân tương lai của đất nước, những nhà uản lý kinh tế, những cán bộ tương lai của đất nước thì đây là vấn đề chúng ta phải hết sức quan tâm và cần luôn trau dồi kiến thức, tận dụng thời gian và nâng cao năng lực để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới ngày nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi/kinh-te-vi-mo/that-nghiep- o-viet-nam-hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap/17852520 http://tuyensinh.daihochalong.edu.vn/wp-content/uploads/2016/06/KTVMWord.pdf http://tailieunghiencuuluat.blogspot.com/2016/07/tinh-hinh-that-nghiep-o-viet-nam -hien.html https://www.gso.gov.vn/lao-dong/ https://solieukinhte.com/loai/lao-dong/ty-le-that-nghiep/ https://vnbusiness.vn/viec-lam/ty-le-that-nghiep-cao-nhat-trong-10-nam-qua-1070461.html https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/bao-cao-tac-dong-cua-dich-covid-1 9-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/

https://data.worldbank.org/country/vietnam?locale=vi https://data.worldbank.org/indicator/SL.UEM.TOTL.ZS?locations=VN&name_desc=true https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-2016-2019-va-dinh-huong-2020-102267523.htm https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/documents/publicat ion/wcms_624126.pdf http://tailieunghiencuuluat.blogspot.com/2016/07/tinh-hinh-that-nghiep-o-viet-nam -hien.html

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KTVM NHÓM 5 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w