Những dự báo về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2022

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KTVM NHÓM 5 (Trang 31 - 32)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠ THẤP TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG

3.2.1 Những dự báo về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2022

Theo báo cáo “Triển vọng Xã hội và Việc làm Thế giới: Xu hướng 2021” (xu hướng WESO) của Tở chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa được công bố, cuộc khủng hoảng thị trường lao động do đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc và tăng trưởng việc làm sẽ không đủ để bù đắp cho những thiệt hại ít nhất còn phải kéo dài cho đến năm 2023.

Báo cáo của ULO dự báo sự thiếu hụt việc làm do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra sẽ lên đến đến 75 triệu vào năm 2021, trước khi giảm xuống 23 triệu vào năm 2022. Khoảng cách liên quan đến số việc làm và số giờ giảm, tương đương với 100 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2021 và 26 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2022.

Sự thiếu hụt về việc làm và số giờ làm việc này liên tục ở mức cao do mức độ sử dụng lao động thấp và điều kiện làm việc kém. Do đó, số người thất nghiệp trên toàn cầu dự kiến sẽ ở mức 205 triệu người vào năm 2022, vượt mức 187 triệu ngươi vào năm 2019. Điều này tương ứng với tỷ

lệ thất nghiệp 5,7%. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong nửa đầu năm 2021 là khu vực Mỹ Latinh và Caribe, châu Âu và Trung Á.

Tốc độ phục hồi việc làm trên toàn cầu được dự báo sẽ nhanh hơn trong nửa cuối 2021, với điều kiện là tình hình đại dịch nói chung không trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, diều này sẽ không đồng đều, do khả năng tiếp cận văc-xin không bình đẳng và năng lực hạn chế của hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trong việc thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ. Hơn nữa, chất lượng của các công việc mới được tạo ra có thể sẽ xấu đi ở các quốc gia đó.

Cũng theo ILO, việc làm và thời giờ làm việc giảm kéo theo sự sụt giảm mạnh về thu nhập từ lao động, cùng với đó là sự gia tăng tương ứng về tỷ lệ nghèo. So với năm 2019, giờ đây đã có thêm 108 triệu người lao động trên toàn thế giới được phân loại vào nhóm nghèo hoặc nghèo cùng cực. Nghĩa là họ và gia đình họ sống với mức thu hập tương đương thấp hơn 3,2 USD mỗi ngày.

Báo cáo cũng nhấn mạnh, “những tiến bộ đạt được trong các năm vừa qua hướng tới xóa bỏ tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo đã trở lại điểm xuất phát”. Điều này khiến việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc về xóa nghèo trước năm 2023 càng khó khả thi hơn.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam dự kiến sẽ là 3,1% vào quý 4 năm 2021, theo các mô hình kinh tế toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tich. Về dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam được dự báo có xu hướng vào khoảng 3,3% vào năm 2022 và 2,9% vào năm 2023, theo các mô hình kinh tế lượng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KTVM NHÓM 5 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w