Hôn nhân là gì? Anh (chị) hãy trình bày chức năng của hôn nhân.

Một phần của tài liệu Đề cương nhân học (bản chuẩn) (Trang 28 - 30)

Khái niệm hôn nhân:

Hôn nhân là sự giao kết giữa nam và nữ được hợp thức hóa bởi các tập quán và luật pháp của xã hội, nhằm chung sống khác giới tính với nhau để tái sản xuất ra con người, từ đó sản sinh những quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ với nhau và con cái của họ.

Có người nêu định nghĩa khác: Hôn nhân là một liên minh tình dục và kinh tế được xã hội thừa nhận, liên quan đến việc gắn bó lâu dài giữa hai người trở lên. Những người này có nghĩa vụ làm cha làm mẹ đối với một đứa trẻ được sinh ra từ liên minh đó.

Để xây dựng một định nghĩa về hôn nhân bao quát hết tất cả sự khác biệt giữa các nền văn hóa là việc làm hết sức khó khăn vì luôn có ở đâu đó một nền văn hóa khác không phù hợp với định nghĩa mà chúng ta lập ra. Tuy nhiên các nhà nhân học có thể đồng ý với nhau rằng một hôn nhân thường liên quan đến:

- Một nền văn hóa được xác định mối quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà từ các gia đình khác nhau, nó quy định thông qua quan hệ tính giao và duy trì nòi giống.

- Một tập hợp các quyền lợi của vợ chồng và gia đình của họ đối với nhau, bao gồm quyền chăm sóc đối với con cái của họ.

- Quy định các trách nhiệm tuân thủ truyền thống văn hóa của các cặp vợ chồng hoặc của họ đối với bà con thân thuộc và cả phân công lao động trong một gia tộc.

Khái niệm này nhấn mạnh chức năng của hôn nhân phải được thực hiện ở hầu hết cộng đồng.

Chức năng của hôn nhân: - Hợp thức hóa quan hệ tình dục:

Trong các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ tình dục là một thành phần quan trọng. Bởi vì trong nhiều xã hội, hôn nhân là điều kiện tiên quyết và chính thức để có thể bắt đầu hoạt động tình dục. Sự ham muốn tình dục là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy tới hôn nhân. Tuy nhiên có các mối quan hệ tình dục có thể tồn tại mà không cần đến sự chung thủy hoặc là cam kết gắn bó với nhau lâu dài. Trong nhiều xã hội, người ta thừa nhận các mối quan hệ tình dục hợp pháp ngoài hôn nhân. Ví dụ về nguồn dữ liệu về sự đa dạnh hóa (White, 1987) đã chỉ ra rằng chỉ có 27% trong 146 xã hội được thống kê thể hiện tầm quan trọng của trinh tiết phụ nữ kết hôn và chỉ có 44% trong toàn bộ mẫu 109 xã hội ngăn cấm tình dục ngoài hôn nhân đối với cả chồng và vợ.

Mặc dù các liên minh tình dục được xã hội chấp nhận, nhưng chúng không được xem như là ví dụ của hôn nhân, vì chúng thiếu cam kết công khai về một mối quan hệ lâu dài và sự thủy chung về tình dục, những điều vốn là những đặc điểm để nhận biết hôn nhân. Sự ràng buộc của hôn nhân sẽ làm giảm đi sự xung đột tiềm tàng quan hệ tình dục đối với nhiều cá nhân góp phần ổn định xã hội.

- Thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên:

Việc kết hôn sẽ tạo ra một gia đình mới vì lợi ích của các thành viên, không chỉ có chồng và vợ mà cả con cái do họ sinh ra. Nhóm mới này thường đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mỗi thành viên về ăn, mặc, ở; con cái được nuôi dạy và nhập thân văn hóa từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành và cuối cùng là duy trì nòi giống.

Tập quán hôn nhân vốn rất đa dạng ở các cư dân và các dân tộc, nhưng trong từng xã hội hôn nhân đã thể chế hóa những quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể cho những thành viên trong gia đình. Hôn nhân sẽ hình thành các ràng buộc xã hội được thể chế hóa một cách hợp pháp mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Trong quan hệ tình dục, người chồng và vợ mỗi người đều có quyền quan hệ tình dục đối với người kia (trừ khi chồng có nhiều hơn một vợ và người vợ có nhiều hơn một chồng, trong trường hợp này một người chồng/vợ sẽ chia sẻ quyền về tình dục đối với nhiều vợ/chồng). Người chồng hay vợ có toàn quyền hay một phần quyền đối với thành quả lao động và tài sản của người khác, và khối tài sản chung cần được thiết lập và lợi ích của con cái trong hôn nhân.

- Tạo lập các liên minh họ hàng:

Trong các xã hội không thuộc phương Tây, hôn nhân tạo ra các liên minh giữa những họ hàng của hai vợ chồng. Chúng ta có thể cảm thấy rằng, những người có mối quan hệ huyết thống của một đôi vợ chồng không nên hay nên ít dính líu đến cuộc hôn nhân của hai người đó, nhưng thực tế có sự liên quan sâu sắc và kéo dài của những người họ hàng được xem như là chuyện đương nhiên trong nhiều xã hội.

Để thể hiện ý tưởng về mối quan hệ rộng hơn giữa những người họ hàng của một đôi vợ chồng, các nhà nhân học dùng thuật ngữ quan hệ thích tộc (affinity). Nếu như hôn nhân nhằm chỉ các mối quan hệ giữa một đôi kết hôn với nhau thì quan hệ thích tộc nói đến quan hệ này cộng với những mối quan hệ giữa hai vợ chồng đó với những người họ hàng hai bên. Chúng ta gọi những người có quan hệ với nhau qua hôn nhân là những người họ hàng thân thích. Thông qua hôn nhân tạo nên các mối dây ràng buộc này gọi là liên minh thích tộc nhằm thể hiện các chức năng sinh tồn, chính trị, luật pháp, kinh tế và xã hội vì lợi ích của những người liên quan.

Một phần của tài liệu Đề cương nhân học (bản chuẩn) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w