tác động của dịch Covid đối với Việt Nam.
Dịch bệnh từng xóa sổ cả vương triều, bộ tộc, cả những nền văn hóa.
Những ngày gần đây, cả thế giới đang xôn xao, gần như đảo lộn vì dịch bệnh SARS-COVI-2 hay còn gọi là COVID-19. Cả thế giới hiện đã có trên 3 triệu người nhiễm bệnh, hàng trăm nghìn người chết. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố đây là đại dịch. Nó gây ra tác động to lớn đối với mọi mặt của xã hội, từ kinh tế đến văn hóa, chính trị… Ở Việt Nam, Đảng, Chính phủ đã không chủ quan, luôn sẵn sàng chiến đấu với dịch bệnh với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” trên tinh thần tính mạng con
người là quan trọng nhất. Tuy đã có những chuẩn bị kĩ càng nhưng chúng ta cũng không thể tránh được những tác động của dịch bệnh đối với các lĩnh vực đời sống – xã hội.
Giáo dục:
Tiêu cực:
Công tác phòng chống lây lan dịch bệnh dẫn đến việc phải đóng cửa các trường học. Việc đóng cửa trường học có tác động tiêu cực đáng kể đến các gia đình có thu nhập thấp, những người thiếu tiếp cận với công nghệ, thực phẩm dinh dưỡng và dịch vụ chăm sóc trẻ em, cũng như học sinh khuyết tật cần các kế hoạch giáo dục cá nhân.
- Các trường học đóng cửa đồng nghĩa với việc học sinh sinh viên không thể đến trường, làm cho lượng kiến thức vốn đã được chuẩn theo chương trình nay bị đình trệ, không được truyền tải đến học sinh, sinh viên. Cho dù hiện nay việc học trực tuyến, học qua truyền hình đã khá phổ biến nhưng không phải mọi gia đình đều có điều kiện cho con em học trực tuyến. Hơn nữa, đối với các cấp Tiểu học sẽ rất khó trong vấn đề này.
- Từ việc đình trệ việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức sẽ ảnh hưởng đến thời gian thi cử cũng đã vốn được định trước. Đặc biệt là đối với kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia – kỳ thi quan trọng bậc nhất với các em học sinh lớp 12 nói riêng và hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung. Những ngày qua, Bộ Giáo dục đã phải nhanh chóng nghiên cứu, đưa ra quyết định lùi thời gian kết thúc năm học và thời gian thi Trung học Phổ thông quốc gia. Đi kèm với đó là công văn giảm tải một vài phần kiến thức để tạo điều kiện cho học sinh cũng như giáo viên.
- Tình hình dịch bệnh phức tạp, học sinh sinh viên phải nghỉ ở nhà gây khó khăn, gánh nặng cho gia đình, đặc biệt là gia đình có con nhỏ. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm thì con lại ở nhà, không có người trông nom, kèm cặp. Những em nhỏ không được bố mẹ chăm nom cẩn thận có khả năng xảy ra tai nạn đáng tiếc: tai nạn giao thông, đuối nước…
- Nhận định từ Báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 của Trường ĐH Kinh tế quốc dân - NEU: Dịch vụ giáo dục có mức suy giảm cao nhất (35-65%) so với các lĩnh vực khác do COVID-19 và phải tái cơ cấu lao động ngành. Tình trạng này lên mức đáng báo động nhất là đối với các trường tư thục. Khi học sinh không đến trường sẽ không phải đóng học phí, và trường lại không đủ khả năng chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên vẫn phải hoạt động trong thời gian học sinh vắng mặt đó. Tình trạng này kéo dài đã dẫn đến nhiều trường tư thục đã phải đóng cửa hoặc sang nhượng lại với giá rất rẻ. Còn giáo viên, công nhân viên thì thất nghiệp.
- Việc đóng cửa trường học đã mở ra một bước phát triển đáng kể cho quá trình đẩy mạnh sự phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học – điều mà trước đây chúng ta luôn muốn làm nhưng chưa hoàn toàn làm được. Giờ đây, rời xa lớp học truyền thống với phấn trắng bảng đen, các thầy cô và học sinh, sinh viên vẫn hăng hái, sôi nổi với lớp học trực tuyến, bài giảng và bài tập trực tuyến, tiến độ học tập vẫn không ảnh hưởng là bao.
- Việc học trực tuyến đã thúc đẩy các thầy cô cũng như học sinh, sinh viên tìm tòi áp dụng những thủ thuật, những phần mềm, những công năng của điện thoại thông minh hay máy tính mà trước đây mình chưa bao giờ biết đến, ngoài chức năng liên lạc và lướt các trang mạng xã hội đơn thuần. Nhiều người trước đây chỉ biết dùng điện thoại và máy tính, internet để liên lạc, lướt mạng xã hội hay dùng một vài phần mềm quen thuộc: Word, Powerpoint, Photoshop, Email… thì đến lúc này, họ phải khám phá và tập làm quen với nhiều thứ khác: Google Drive, quay màn hình điện thoại hay máy tính, cắt ghép video, phần mềm học trực tuyến Zoom, Free Conference Call…
- Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi người đều phải có các phương hướng, kế hoạch cho tương lai để đối phó với dịch bệnh, giảm đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực. Đây cũng là một cơ hội rèn luyện khả năng, tích lũy kinh nghiệm ứng phó với mọi tình huống bất ngờ, dù là xấu nhất.
- Việc nghỉ học ở trường cũng giúp học sinh rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu – một kĩ năng vô cùng cần thiết, đặc biệt là với sinh viên – điều mà lâu nay không nhiều học sinh, sinh viên làm được.
Kinh tế:
Văn hóa – xã hội:
Tóm lại, dù vấn đề nào thì nó luôn có tác động ở cả hai mặt dù ít hay nhiều. Do đó, khi nhìn nhận một vấn đề cần khách quan và toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện, chủ quan. Dịch bệnh thường đem tới tác động tiêu cực nhưng không hẳn là không có cái tích cực. Chúng ta hãy nhìn nhận thấu đáo và tìm ra giải phát phát huy mặt tích cực, hạn chế đến tối thiều tác động tiêu cực.