Chính sách GNBV khi được tổ chức thực hiện nó đòi hỏi và cần có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, các chủ thể tham gia vào quá trình này rất phong phú bao gồm các đối tượng của chính sách (người nghèo, hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng nghèo...), các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức CT - XH, nghiệp đoàn, hiệp hội thậm chí là cả các nhà khoa học và các đối tượng khác trong xã hội....
một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách.
Tại cấp huyện, Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách GNBV trên địa bàn huyện. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển KT-XH, củng cố QPAN và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách GNBV, hệ thống các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình thực hiện chính sách GNBV sẽ tiến hành hoạt động quản lý của mình trên cơ sở sau:
- Xác định rõ các cơ quan tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chính sách GNBV từ trung ương tới địa phương.
- Xác định cơ quan giữ vai trò thống nhất quản lí trong phạm vi quản lý ở địa phương và giữ vai trò đầu mối tập hợp thông tin.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chính sách từ trung ương tới các địa phương.
- Cung cấp nguồn nhân lực, tài chính, CSVC kĩ thuật cho các cơ quan trong quá trình triển khai thực hiện chính sách GNBV theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách GNBV để kịp thời điều chỉnh khi có sai lệch xảy ra, đồng thời theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách.
1.3.5. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp nâng cao kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Chủ thể kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách GNBV là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả kiểm tra, đánh giá quá trình này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, thậm chí là của chính đối tượng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách.
1.3.6. Đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực thi chính sách giảm nghèo bền vững
Việc đánh giá, rút kinh nghiệm được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì, thực hiện chính sách GNBV. Trong quá trình đó người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi chính sách, trong đó việc đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách.
Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách GNBV là cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, CT - XH và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách.
Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực hiện CSC bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và những ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của một số địa phương và bài học rút ra đối với huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
1.4.1. Kinh nghiệm thể chế hóa chính sách và xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Căn cứ Quyết định 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính Phủ về định hướng GNBV thời kỳ năm 2011-2020. UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 về việc kiện toàn ban chỉ đạo GNBV huyện do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) huyện làm phó ban trực và 20 thành viên là trưởng các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện và xây dựng kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 21/6/2013 về việc Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu GNBV trên địa bàn huyện Hướng Hóa, giai đoạn 2013 - 2015, với mục tiêu hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân từ 3,0 – 4%/năm (các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 4 - 5%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia với từng giai đoạn.
UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo 22 xã, thị trấn và hoàn thành việc kiện toàn Ban GNBV và Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu GNBV giai đoạn 2011- 2017, sát thực với tình hình của địa phương.
UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng chương trình hành động số: 01/CTHĐ-UBND ngày 11/01/2011 về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2011 – 2017. Bình quân hành năm giảm từ 03 – 04% (các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 4 - 5%/năm) tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện.
UBND huyện ban hành trên 75 văn bản như: Quyết định, kế hoạch, công văn, báo cáo đánh giá... để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện có hiệu quả mục tiêu
GNBV trên địa bàn [23].
1.4.2. Kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Để tổ chức thực thi chính sách, phát hiện những hạn chế, vướng mắc cần điều chỉnh kịp thời theo từng thời điểm cụ thể trong thực hiện chính sách giảm nghèo nền vững thì công tác kiểm tra, giám sát là vô cùng cần thiết. Các đợt kiểm tra, giám sát đã chỉ ra những tồn vướng mắc trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương cũng như trong quản lí nhà nước về giảm nghèo, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp thực tế. Có thể nói kết quả GNBV sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách GNBV là hoạt động không thể thiếu nhằm đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện chương trình, đảm bảo các nguồn lực của xã hội cho GNBV có hiệu quả, tránh gây thất thoát lãng phí nguồn lực của Nhà nước, xã hội.
Hằng năm, Huyện ủy xây dựng Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đối với Đảng ủy, đồng chí Bí thư Đảng ủy, đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã, thị trấn về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình của Huyện ủy, gắn với đề ra các giải pháp hữu hiệu tại từng thời điểm để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện.
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách GNBV được thực hiện theo đúng quy trình. UBND huyện ban hành kế hoạch và rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện nhằm có cơ sở đánh giá việc triển khai chương trình thực hiện GNBV đảm bảo đúng đối tượng.
Phòng LĐ- TB&XH ban hành hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ ở các cấp...Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo GNBV của huyện thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo tại các xã, phân công các đồng chí trong ban theo dõi thị trấn và các xã
về một số nhiệm vụ cụ thể như: Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ vay vốn cho các hộ nghèo, cấp phát thẻ bảo hiểm, cấp phát cây, con giống cho hộ nghèo...Qua việc kiểm tra, giám sát thực tế cho thấy việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Trà My đúng quy trình, cấp phát chế độ đúng đối tượng, kịp thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Ngoài việc thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, các địa phương cũng rất nghiêm túc, khách quan trong việc bình xét hộ nghèo như tổ chức khảo sát thực tế các hộ nghèo, cận nghèo, có biên bản họp xét thôn, tổ dân phố...lấy ý kiến của nhân dân đối với những trường hợp nghèo do bệnh tật, hoặc tái nghèo, thoát nghèo...Bên cạnh đó còn rà soát những trường hợp dùng vốn hỗ trợ trong GNBV để sắm sửa các vật dụng gia đình mà không đầu tư sản xuất hoặc tự ý bán các giống vật nuôi được cấp để báo cáo về cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những trường hợp có đơn thư khiếu nại về chọn hộ nghèo, cận nghèo hoặc các hộ đủ điều kiện nhưng không chịu thoát nghèo, huyện cũng kịp thời phân công các đơn vị kiểm tra, giám sát, có kết luận công khai để đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong thực hiện chính sách GNBV. [8]
1.4.3. Bài học rút ra đối với huyện An Lão, tỉnh Bình Định từ kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở một số địa phương
Vấn đề GNBV là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp và lâu dài. Từ những kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương nói trên có thể rút ra cho huyện An Lão, tỉnh Bình Định bài học như sau:
Thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò của GNBV là mục tiêu xuyên suốt góp phần ổn định và phát triển xã hội. Nhằm tạo nền tảng kinh tế vững chắc ở địa phương, cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, chú trọng đầu tư các công trình để phục vụ đời sống nhân dân, tạo điều kiện để những hộ dân ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn yên tâm lao động
sản xuất.
Thứ hai, cần xác định công tác GNBV là nhiệm vụ chung của toàn bộ HTCT huyện nhà. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc ban hành các văn bản về giảm nghèo là nhiệm vụ chung của toàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Thứ ba, cần đẩy mạnh những hoạt động kinh tế phù hợp ở địa phương để thực hiện công tác GNBV. Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch và phát triển kinh tế, trong đó coi trọng sản xuất nông lâm nghiệp, đi đôi với việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Thứ tư, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát về công tác giảm nghèo gắn với việc đặt ra những giải pháp hiệu quả ở từng thời điểm nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện mục tiêu GNBV. Các hoạt động kiểm tra rà soát việc phân bổ nguồn kinh phí về địa phương theo từng thời điểm cụ thể phù hợp các quy định của cấp trên. Có sự báo cáo những vướng mắc trong quá trình thực hiện để các cấp xem xét kịp thời điều chỉnh.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách GNBV và thực hiện chính sách GNBV. Việc triển khai thực hiện chính sách GNBV của nhà nước trên địa bàn một huyện được xác định gồm các nội dung: xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách; tuyên truyền, phổ biến chính sách; phân công, phối hợp thực hiện chính sách; điều chỉnh chính sách; duy trì chính sách; thanh tra, kiểm tra, giám sát; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Mỗi bước có một vai trò khác nhau tạo thành một mắt xích của quá trình thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách đòi hỏi phải tuân thủ những điều kiện đặc thù của địa phương để từ đó cho phép địa phương có sự năng động, sáng tạo phù hợp với đời sống sinh hoạt, với tập quán văn hóa lâu đời cũng như điều kiện tự nhiên, KT - XH của địa phương.
Ngoài ra, trong chương 1, luận văn khảo cứu kinh nghiệm thực hiện chính sách GNBV ở một số địa phương và giá trị tham khảo đối với huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là khung lý thuyết để phân tích thực trạng thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định ở chương 2 và đề xuất các giải pháp ở chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tác động đến việc thực hiện chính sách Giảm nghèo bền vững trên địa huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tổ chức hành chính
An Lão là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bình Định, cách trung tâm tỉnh lỵ (thành phố Quy Nhơn) 115 km; phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), phía Nam giáp huyện Hoài Ân, phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện KBang (tỉnh Gia Lai). Huyện An Lão có tổng diện tích đất tự nhiên 69.201,96 ha.
Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao. Với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình như trên, điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển KT - XH vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xã tỉnh lỵ, xã các trung tâm kinh tế.
Về khí hậu, An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông huyện và thung lũng sông An Lão. An Lão là nơi có lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, độ ẩm tương đối trung bình và cao hơn mức trung bình của các huyện khác trong tỉnh. Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, địa bàn huyện An Lão cũng thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ (lũ ống, lũ quét…) nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Huyện An Lão hiện nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước.
Tính đến tháng 12/2020, huyện An Lão có 10 đơn vị hành chính (9 xã và 01 thị trấn) có 8/10 xã đặc biệt khó khăn, 7 xã là người dân tộc thiểu số.
Bảng 2.1. Thông tin cơ bản về đơn vị hành chính thuộc huyện An Lão, tỉnh Bình Định
STT Đơn vị hành chính Diện tích (km²) Dân số (người)
1 Thị trấn An Lão 16,46 4.12 2 Xã An Dũng 42,33 1.616 3 Xã An Hòa 40,98 10.185 4 Xã An Hưng 65,95 1.54 5 Xã An Nghĩa 37,59 698 6 Xã An Quang 55,71 1.26 7 Xã An Tân 23,58 3.102 8 Xã An Toàn 262,67 902 9 Xã An Trung 64,71 2.448 10 Xã An Vinh 85,79 1.966 Tổng cộng/TB 697 27.837
(Nguồn: UBND huyện An Lão, 2020)
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Dân số và lao động: Năm 2020, toàn huyện An Lão có 7.788 hộ với 27.774 nhân khẩu. Trong đó: khu vực thành thị có 4.057 người và khu vực nông thôn có 23.717 người; về giới tính nam có 13.770 người và nữ có 14.004