Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 81 - 85)

Trong giai đoạn 2016 - 2020, việc thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên việc triển khai các nội dung thực hiện chương trình GNBV trên địa bàn huyện An Lão vẫn còn một số bất cập, hạn chế.

- Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tham mưu hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Chương trình ở một số ngành, địa phương chưa kịp thời, đồng bộ, thiếu quan tâm trong chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo; kiện toàn BCĐ giảm nghèo cấp xã chưa kịp thời, có địa phương thiếu chỉ đạo, đôn đốc triển khai các chính sách giảm nghèo.

bố trí để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là cấp xã (chỉ kiêm nhiệm theo dõi công tác giảm nghèo); năng lực cán bộ giảm nghèo cấp xã hạn chế (nhất là các xã miền núi) nên chưa đáp ứng yêu cầu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

- Thứ ba, nguồn kinh phí các dự án của Chương trình còn thấp, nhất là Tiểu dự án 3, Chương trình 30a hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng sinh kế cho huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, không đảm bảo để hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn vì ưu tiên chi cho khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và vắc xin tiêm phòng dịch bệnh. Cho nên, huyện phải điều chỉnh kế hoạch vốn để thực hiện các nội dung Chương trình, điều đó dẫn đến định mức phân bổ vốn không đảm bảo theo quy định.

- Thứ tư, tỷ lệ hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn đang ở mức cao. Một bộ phận hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo vì phải sống trong những vùng không thuận lợi về điều kiện tự nhiên và việc làm không ổn định, thu nhập thấp.

- Thứ năm, công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn vì tâm lý người lao động, nhất là lao động DTTS ít muốn đi làm ăn xa nhà. Mặt khác một số thị trường lao động thu nhập chưa hấp dẫn, thu nhập không cao; một số thị trường thu nhập cao thì người lao động không đáp ứng yêu cầu về trình độ, tay nghề....

- Thứ sáu, công tác chỉ đạo, triển khai các dự án tại địa phương còn chậm, việc lồng ghép nguồn lực thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo tại địa phương, cơ sở chưa được quan tâm đúng mức; công tác tổng hợp báo cáo chưa kịp thời, đầy đủ.

Những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân, ngoài các nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, năng lực và trình độ nhận thức, tập quán sinh sống của đồng bào DTTS, các điều kiện tạo sinh

kế cho người dân không thuận tiện, còn có các nguyên nhân sau đây đã ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện công tác giảm nghèo của huyện, đó là:

- Một là, nguồn thu ngân sách của huyện thấp nên nguồn lực tài chính bố trí để đối ứng cho các dự án, chính sách là hết sức khó khăn nên việc thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả chưa cao.

- Hai là, nhận thức và trách nhiệm đối với công tác GNBV của một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chưa sâu sắc toàn diện; công tác phối hợp chỉ đạo điều hành ở cơ sở còn lúng túng. Việc huy động các nguồn lực cho chương trình nhất là nguồn lực tại chỗ như: ngày công, vật liệu có sẵn.... còn hạn chế. Bản thân các hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, chưa mạnh dạn phấn đấu vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo.

- Ba là, nhận thức trách nhiệm của một số ngành, địa phương và người dân về công tác giảm nghèo hạn chế, nguồn lực tham gia đối ứng cùng với ngân sách hỗ trợ thấp hoặc chưa có. Năng lực cán bộ cơ sở hạn chế lại chưa chủ động, chưa chịu khó nghiên cứu để tham mưu đề xuất giải pháp, biện pháp giảm nghèo hiệu quả.

- Bốn là, một số chương trình, chính sách ban hành có mức đầu tư thấp, đa phần mang tính hỗ trợ về ASXH (y tế, nhà ở, tiền điện,...), các chính sách hỗ trợ sinh kế để phát triển sản xuất chưa nhiều, suất đầu tư thấp, tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Tiểu kết chương 2

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu Quốc gia GNBV trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã trở thành nhiệm vụ chính trị của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội; thu

hút các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo thành phong trào sâu rộng trong toàn huyện với quyết tâm thực hiện thành công các chỉ tiêu, mục tiêu, góp phần hoàn thành mục tiêu GNBV theo Nghị quyết của Chính phủ.

Trên cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm tự nhiên và tổ chức hành chính; đặc điểm KT - XH huyện An Lão, tỉnh Bình Định có tác động đến việc thực hiện chính sách GNBV; chương 2 của luận văn đã khái quát một số đặc điểm về vấn đề nghèo và nghèo đa chiều ở huyện An Lão trong giai đoạn 2016 - 2020.

Từ khung lý thuyết đã phân tích ở chương 1, trong chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng thực hiện chính sách GNBV trên một số nội dung: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách GNBV tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định; Phổ biến, tuyên truyền về chính sách GNBV tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định; Huy động nguồn lực để thực hiện chính sách GNBV vững tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định; Phân công, phối hợp thực hiện chính sách GNBV tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định; Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách GNBV tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định và Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực thi chính sách GNBV tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

Ngoài ra, trong chương 2, luận văn cũng đánh giá chung những kết qủa đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế trong thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định để làm cơ sở để xuất những giải pháp ở chương 3.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)