0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng về tổ chức của các cơ quan trong bộ máy chính quyền

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ (Trang 40 -40 )

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Thực trạng về tổ chức của các cơ quan trong bộ máy chính quyền

quyền địa phương một cấp huyện đảo Lý Sơn

2.2.1.1. Tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện

a. Đại biểu HĐND huyện Lý Sơn:

Hội đồng nhân dân huyện đảo Lý Sơn là cơ quan quyền lực nhà nước ở huyện, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong huyện, do cử tri trong huyện bầu ra. Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND huyện Lý Sơn có 28 đại biểu, được phân bổ ở các địa phương, có cơ cấu, thành phần như sau:

Về cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân huyện: Đại biểu trẻ 03/28 người, tỷ lệ 10,71%; nữ 02/28 người, tỷ lệ 7,14%; số người nhiệm kỳ trước tái cử

11/28 người, tỷ lệ 39,29%; 100% đại biểu HĐND huyện là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Về trình độ của đại biểu: Trình độ chuyên môn: Dưới Đại học 01/28 người, tỷ lệ 3,57%; Đại học 21/28 người, tỷ lệ 75%; trên Đại học 06/28 người, tỷ lệ 21,43%. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp (Cử nhân) 17/28 người, tỷ lệ 60,71%; trung cấp 10/28 người, tỷ lệ 35,71% [14,tr1]

Số lượng đại biểu HĐND huyện Lý Sơn đảm bảo theo quy định. Cơ cấu đại biểu HĐND có chuyển biến theo hướng tăng số đại biểu HĐND huyện hoạt động chuyên trách, trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị tăng so với nhiệm kỳ trước. Đại biểu HĐND huyện có cơ cấu, thành phần đại diện ở các lĩnh vực, thành phần xã hội giúp cho HĐND huyện thuận lợi trong việc nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND tốt hơn.

b. Về Thường trực HĐND huyện Lý Sơn: HĐND huyện đảo Lý Sơn bầu Thường trực HĐND huyện để điều hành hoạt động của HĐND huyện gồm Chủ tịch HĐND huyện, 01 Phó chủ tịch HĐND huyện và một ủy viên là Trưởng ban Pháp chế (khuyết ủy viên là Trưởng ban Kinh tế - xã hội) của HĐND huyện. Trong đó, Chủ tịch HĐND huyện là đại biểu HĐND huyện và do Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lý Sơn kiêm nhiệm. Một Phó Chủ tịch HĐND huyện là đại biểu HĐND huyện hoạt động chuyên trách.

c. Các Ban HĐND huyện Lý Sơn:

Hội đồng nhân dân huyện Lý Sơn thành lập Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội. Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 4/2019, các Ban không có đại biểu hoạt động chuyên trách. Hiện tại có 01 Trưởng Ban pháp chế, 01 Phó trưởng Ban Kinh tế - xã hội.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của HĐND huyện Lý Sơn, nhiệm kỳ 2016 - 2021 được tổ chức theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, cơ bản đầy đủ và hoàn thiện hơn, quy định rõ ràng hơn về cách thức tổ chức và

chế độ hoạt động của những vị trí quan trọng của HĐND. So với nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ này trong cơ cấu của HĐND huyện không còn chức danh Ủy viên Thường trực.

d. Tổ đại biểu HĐND huyện Lý Sơn

Thường trực HĐND huyện Lý Sơn đã thành lập 08 tổ đại biểu HĐND huyện để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu theo quy định.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của HĐND huyện Lý Sơn nhiệm kỳ 2016 - 2021

2.2.1.2. Tổ chức của UBND huyện Lý Sơn

a. Về cơ cấu tổ chức UBND huyện Lý Sơn:

Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Lý Sơn là huyện loại III nên được bố trí 02 Phó Chủ tịch UBND huyện. Tổng số Ủy viên của UBND huyện Lý Sơn hiện nay là 12 người,

HĐND huyện Lý Sơn

Thường trực

HĐND huyện của HĐND Các Ban huyện Đại biểu HĐND huyện Chủ tịch 01 Phó Chủ tịch 01Ủy viên Ban KT - XH Ban Pháp chế 01 Phó Trưởng ban 01 Ủy viên 0 Trưởng ban 01 Ủy viên Trưởng ban 0 Phó Trưởng ban Chú thích:

Hoạt động kiêm nhiệm

gồm thủ trưởng các phòng chuyên môn của UBND huyện, Trưởng Công an huyện, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện.

b. Về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lý Sơn: Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu

lực, hiệu quả; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ

quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tổ chức các cơ quan chuyên môn hiện nay của huyện Lý Sơn bao gồm 10 cơ quan: Văn phòng huyện (trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND và UBND huyện); Ban Tổ chức, Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội (trên cơ sở hợp nhất Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ và phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện); phòng Tư pháp; phòng Tài chính - Kế hoạch; phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Văn hóa và Thông tin; phòng Giáo dục và Đào tạo; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra – Thanh tra (trên cơ sở hợp nhất Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và Thanh tra huyện); phòng Y tế; phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, gồm có Trưởng phòng, không quá 2 Phó Trưởng phòng và các công chức.

Tổ chức biên chế và cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Lý Sơn tính đến tháng 2 năm 2021, cụ thể như sau: Tổng số biên chế được giao là 52 biên chế; hiện có 49 biên chế. Về trình độ chuyên môn: Trung cấp 01/49 người, tỷ lệ 2,04%; Đại học 43/49 người, tỷ lệ 87,75 %; trên đại học 05/49 người, tỷ lệ 10,20%. Số người có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm là 49/49 người, tỷ lệ 100%.

Nhìn chung, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn hiện nay có nhiều thay đổi so với nhiệm kỳ trước, như: Việc hợp nhất các cơ quan tham mưu, giúp việc của Huyện ủy và cơ quan chuyên môn của UBND huyện để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy. Các cơ quan hợp nhất này vừa là cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện ủy Lý Sơn đồng thời là cơ quan chuyên môn của UBND huyện Lý Sơn; thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Ban Bí thư về cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy và quy định của pháp luật về cơ quan chuyên môn của UBND huyện.

2.2.2. Thực trạng về hoạt động của các cơ quan trong bộ máy chính quyền địa phương một cấp huyện đảo Lý Sơn

2.2.2.1. Hoạt động của HĐND huyện đảo Lý Sơn

a. Hoạt động của HĐND huyện thông qua các kỳ họp

Tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ, 2016 - 2021, HĐND huyện đã quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ trong nhiệm kỳ của HĐND huyện. Theo đó, HĐND huyện Lý Sơn họp thường kỳ mỗi năm 02 lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Thường trực HĐND huyện, Chủ tịch UBND huyện hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND huyện. Khi cần thiết, HĐND huyện Lý Sơn có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. HĐND huyện họp theo hình thức công khai, trong trường hợp cần thiết thì tổ chức họp kín. Trước kỳ họp, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao đưa tin tuyên truyền kỳ họp kịp thời trên hệ thống truyền thanh. Tổ chức truyền thanh trực tiếp phiên khai mạc, chất vấn và trả lời chất vấn, bế mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí dự đưa tin.

Công tác chuẩn bị kỳ họp của HĐND huyện Lý Sơn được chú trọng, cơ bản đảm bảo theo quy định, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND huyện, UBND huyện, UBMTTQVN huyện và các cơ quan có liên quan. Thường trực HĐND huyện phân công các Ban chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, tham dự các cuộc họp, hội nghị do UBND huyện tổ chức để nắm thông tin tham gia, góp ý ngay từ khâu soạn thảo đề án, tờ trình và dự thảo Nghị quyết của HĐND huyện. Văn phòng huyện là cơ quan giúp Thường trực HĐND huyện chuẩn bị chương trình kỳ họp và ra thông báo triệu tập kỳ họp HĐND huyện đến các đại biểu HĐND huyện chậm nhất là 20 ngày trước kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước kỳ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất

của HĐND huyện. Dự kiến chương trình kỳ họp HĐND huyện được gửi đến đại biểu HĐND huyện cùng với thông báo triệu tập kỳ họp.

Các cơ quan chuyên môn có liên quan đến nội dung kỳ họp của HĐND huyện chuẩn bị dự thảo nghị quyết, đề án và các văn bản cần trình HĐND huyện tại kỳ họp. Chủ tịch HĐND huyện là người điều hành, chủ tọa kỳ họp bảo đảm thực hiện chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp HĐND huyện. HĐND huyện thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết, đề án và các nội dung thuộc thẩm quyền tại kỳ họp.

Về tổ chức kỳ họp HĐND huyện Lý Sơn có nhiều đổi mới như: Thực hiện giảm thời gian trình bày các báo cáo tại kỳ họp, tài liệu kỳ họp được gửi trước cho đại biểu, kết hợp vừa gửi bản giấy vừa gửi bản điện tử, từng bước giảm dần bản giấy; tại kỳ họp chỉ trình bày tóm tắt các nội dung cần xin ý kiến; HĐND huyện thảo luận, quyết định dứt điểm từng nội dung. Thời gian kỳ họp thường lệ của HĐND huyện từ 01 đến 02 ngày.

Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND huyện Lý Sơn đã tổ chức 15 kỳ họp, trong đó có 11 kỳ họp thường lệ, 04 kỳ họp chuyên đề hoặc họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Nội dung đưa ra xem xét, quyết định tại kỳ họp HĐND huyện được lựa chọn kỹ, sát thực tiễn địa phương, theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào những vấn đề dân sinh bức xúc, những vấn đề trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ [14,tr2].

Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện Lý Sơn đã thông qua, ban hành 84 nghị quyết để quyết định những vấn đề quan trọng của huyện và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trong đó, nghị quyết về lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội 46 nghị quyết; lĩnh vực tài nguyên - môi trường 01 nghị quyết; lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội 03 nghị quyết; lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương 34 nghị quyết. Các nghị quyết thường kỳ 6 tháng, hằng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội,

thu, chi ngân sách, quốc phòng, an ninh, về chương trình giám sát, các nghị quyết về công tác nhân sự [14,tr5]. Việc ban hành Nghị quyết của HĐND huyện được ban hành theo đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.

Hoạt động giám sát của HĐND huyện, chất vấn của đại biểu HĐND huyện: Giám sát tại kỳ họp HĐND huyện: Tại kỳ họp HĐND huyện, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu, xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND, Chi cục Thi hành án dân sự huyện. Qua đó, cho ý kiến về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, hoạt động của các cơ quan tư pháp. Các đại biểu cũng nghe báo cáo giải trình của UBND huyện về các vấn đề do các Ban của HĐND huyện đặt ra trong các báo cáo thẩm tra, cho ý kiến thảo luận của các tổ đại biểu và ý kiến, kiến nghị của cử tri....

Về giám sát giữa hai kỳ họp HĐND huyện: Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND huyện đã tổ chức 34 cuộc giám sát. Trong đó, có 18 cuộc giám sát của Thường trực HĐND huyện và 16 cuộc giám sát của các Ban HĐND huyện. Các báo cáo, kết luận giám sát đã giúp cho Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện có thêm thông tin để thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết của HĐND huyện trình kỳ họp, cung cấp thông tin cho đại biểu trong quá trình bàn, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Qua giám sát đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân và đề nghị các cơ quan chức năng tập trung giải quyết trên thực tế.

Các đại biểu HĐND huyện thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động: Chất vấn, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện, các văn bản của UBND huyện; giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn huyện; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được các đại biểu HĐND huyện đề cập trên nhiều vấn đề bức xúc của địa phương, được cử tri và đại biểu HĐND huyện quan tâm như: Kết quả thu hút các dự án đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội của huyện, tình hình giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; công tác khám, chữa bệnh; thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu dân cư; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất; công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, người có công.

b. Hoạt động của Thường trực HĐND huyện Lý Sơn:

Thường trực HĐND huyện Lý Sơn là cơ quan thường trực của HĐND huyện, hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch HĐND huyện chịu trách nhiệm chung các nội dung công việc thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND huyện. Phó Chủ tịch và các Trưởng ban chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch HĐND huyện phân công, đồng thời có trách nhiệm phối hợp trong quá trình thực thi công vụ, cùng Chủ tịch HĐND huyện chịu trách nhiệm tập thể về trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND huyện.

- Về phiên họp Thường trực HĐND huyện: Thường trực HĐND huyện hoạt động chủ yếu thông qua phiên họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Tại phiên họp, Thường trực HĐND huyện thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Chủ tịch HĐND huyện chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch HĐND huyện chỉ đạo và chủ trì họp giao ban công tác với lãnh đạo các Ban của HĐND huyện và thống nhất chủ trương, quyết định, cho ý kiến đối với các dự thảo tờ trình của các cơ quan trình HĐND huyện hoặc Thường trực HĐND huyện.

Để chuẩn bị cho họp giao ban có hiệu quả, Thường trực HĐND huyện Lý Sơn đề nghị UBND, TAND, VKSND, các Ban của HĐND huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND và các cơ quan, tổ chức liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chuẩn bị tờ trình kèm theo các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Thường trực HĐND huyện hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Trong thời gian từ năm 2016 đến tháng 2 năm 2021, Thường trực HĐND huyện Lý Sơn đã ban hành 1.043 văn bản thông thường để điều hành hoạt động của HĐND huyện Lý Sơn trên các lĩnh vực.

Về hoạt động giám sát của Thường trực HĐND huyện: Nhiệm kỳ 2016 -

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ (Trang 40 -40 )

×