Một số đề xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số đề xuất

3.3.1. Đề xuất với Chính phủ

- Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện Luật Tiếp công dân theo hướng thống nhất Ban Tiếp công dân của Trung ương và Ban tiếp công dân cấp tỉnh; tăng số lượng ngày tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo các cấp đồng thời cho phép cấp phó được quyền tiếp công dân thay cho cấp trưởng khi cấp trưởng bận công việc đột xuất không thể tham gia tiếp công dân định kỳ.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại nhằm bảo đảm tính đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Đất đai, Luật Tố tụng hành chính, khắc phục những bất cập, làm cơ sở cho công tác giải quyết khiếu nại.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, nhất là trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, đầu tư, chính sách xã hội... cho phù hợp, sát với thực tế; chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, tích cực phòng chống quan liêu, tham nhũng để hạn chế những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo của người dân; tiếp tục sửa đổi, bổ sung những bất

cập, hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và tăng cường tuyên truyền, phố biến sâu rộng để cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và Nhân dân nắm được, bảo đảm nguyên tắc: mọi chủ trương, chính sách, pháp luật phải thật sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

- Sớm quy định hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cụ thể đối với từng hành vi vi phạm về khiếu nại, tố cáo nhằm cụ thể hóa các chế tài, nhất là những trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để vu khống, gây rối, đảm bảo việc mở rộn quyền khiếu nại, tố cáo tương xứng với nghĩa vụ và các chế tài kèm theo nhằm thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo[15].

3.3.2. Đề xuất với Thanh tra Chính phủ

- Thanh tra Chính phủ cần tổ chức các cuộc kiểm tra chuyên đề về công tác tiếp công dân. Chú trọng đến công tác tổ chức, phân công, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác tiếp công dân, nhằm kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong việc bố trí, phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân; đồng thời có những hướng dẫn cụ thể cho các địa phương trong việc vận dụng chế độ, chính sách cho cán bộ tiếp công dân, đảm bảo quyền theo đúng quy định.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban tiếp công dân các cấp.

- Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy định thống nhất chế độ, chính sách đối với cán bộ tiếp công dân từ Trung ương xuống địa phương. Cụ thể là chế độ theo nghề đặc thù hoặc một số ưu tiên khác như: Cán bộ tiếp công dân được luân chuyển vị trí công tác ở chức vụ cao hơn; được nâng lương trước thời hạn; được ưu đãi trong thi nâng ngạch; được nhận các

hình thức khen thưởng thành tích cao; được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ...

- Thanh tra Chính phủ cần quy định cụ thể mối quan hệ giữa các Ban tiếp công dân với nhau và với các cơ quan thanh tra: Quy định cụ thể mối quan hệ giữa Ban tiếp công dân Trung ương với Ban Tiếp công dân cấp tỉnh; Ban Tiếp công dân cấp tỉnh với Ban Tiếp công dân cấp huyện để hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng báo cáo, nắm bắt thông tin, đôn đốc, kiểm tra hoạt động tiếp công dân; quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa Ban tiếp công dân Trung ương với các cơ quan Thanh tra các cấp, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo [2].

3.3.3. Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Để công tác tiếp công dân nói riêng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk ngày càng trở nên hiệu quả; tác giả kiến nghị UBND tỉnh thực hiện những giải pháp như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm hơn việc tiếp công dân định kỳ, đột xuất để lắng nghe ý kiến nguyện vọng của người dân, chủ động đối thoại, vận động thuyết phục để giải quyết, tháo gỡ triệt bức xúc của người dân; đặc biệt là những vụ khiếu nại đông người đang xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng như các vụ khiếu kiện kéo dài, đông người phức tạp theo Kế hoạch số 363/KH-TTCP của Thủ tướng Chính phủ.

- Lãnh đạo UBND tỉnh thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố duy trì việc tiếp công dân định kỳ theo quy định; Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện; đối với những đơn vị chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa tốt thì phải kiên quyết phê bình, nhắc nhở kịp thời; Tích cực phối hợp với các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh luôn tốt hơn nữa trong việc tăng cường

công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành đối với những vụ việc đã giải quyết đúng theo quy định pháp luật.

- Lãnh đạo UBND tỉnh cũng như lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cần có sự quan tâm sâu sắc đến việc lựa chọn những cán bộ, công chức có đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trình độ, kinh nghiệm và am hiểu thực tiễn, có tâm huyết với công tác tiếp công dân. Bên cạnh đó, quan tâm bố trí cán bộ, công chức phù hợp, đảm bảo số lượng và chất lượng cho ngành Thanh tra tỉnh Đắk Lắk (vì đây là cơ quan chuyên môn giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp quản lý nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại).

- Chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế đơn thư khiếu nại ngay từ cơ sở cần củng cố tổ chức và nâng cao trình độ, năng lực cho lực lượng hòa giải cơ sở: Công tác hòa giải cơ sở là một việc quan trọng trong “việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết những tranh chấp nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế khiếu nại bảo đảm trật tự an toàn xã hội” (Điều 1 Pháp lệnh hòa giải cơ sở). Do đó, lực lượng hòa giải cơ sở phải là những người có uy tín, có trách nhiệm, tận tụy, kiên trì thuyết phục giúp đỡ cho công dân. Bên cạnh đó, cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật để tổ chức hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân có tình, có lý, khách quan, công minh, phù hợp pháp luật, phù hợp đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng. Làm tốt công tác hòa giải cơ sở góp phần quan trọng vào việc giảm lượng đơn khiếu nại phát sinh trên địa bàn.

- Tiến hành sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo theo Công văn số 282/TTCP-TTTT ngày 06/3/2018 của

Thanh tra Chính phủ; Công văn số 2000/UBND-NC ngày 16/3/2018; Công văn 3284/UBND-NC ngày 25/4/2019 về việc sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ xây dựng. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk quan tâm, tạo điều kiện, cơ sở vật chất và cử công chức có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để trực tiếp quản lý, sử dụng hệ thống của cơ quan, đơn vị. Tăng cường công khai, minh bạch trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phục vụ công tác thống kê, tổng hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Tiểu kết Chương 3

Tại chương này, trên cơ sở phân tích thực trạng và những định hướng mục tiêu, chiến lược của ngành Thanh tra từ năm 2020 đến 2030, luận văn đã đề xuất 06 nhóm giải pháp để cao hiệu quả tiếp công dân như sau: hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động tiếp công dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục. Tác giải đưa ra 03 kiến nghị, đề xuất: Đề xuất với Chính phủ và đề xuất Thanh tra chính phủ; UBND tỉnh Đắk Lắk có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tiếp công dân nói chung và công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk nói riếng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Tiếp công dân là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên đối với mỗi cấp chính quyền nhằm tạo dựng, duy trì mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Tiếp công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng một nền hành chính phát triển, phục vụ nhân dân, cần thiết phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, ngày càng phải được nâng cao hiệu quả bằng các giải pháp cụ thể, linh hoạt trong từng thời điểm và ở từng đơn vị, địa phương cụ thể.

Qua nghiên cứu đề tài “Công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk”, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở khoa học tiếp công dân; làm rõ các các khái niệm liên quan đến công tác tiếp công dân; vai trò, nội dung, quy trình TCD của các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong TCD và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác TCD của các cơ quan chuyên môn. Tác giả cũng đã nêu khái quát về vị trí địa lý, điều kiện dân cư; kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk; phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự cơ sở vật chất, thực trạng hoạt động tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Từ đó chỉ ra những điểm đạt được, những hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk để từ đó tác giả kiến nghị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công nói chung và công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng trong thời gian tới.

Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào về phát triển kinh tế- xã hội thì tỉnh Đắk Lắk vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra, tác động đến đời sống của nhân dân và tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã làm cho tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gia tăng và còn diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng... bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân chưa cao; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên, sâu rộng…; Để thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, các cấp chính quyền của tỉnh cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Đổi mới nội dung, phương thức tiếp công dân; tăng cường đối thoại với công dân; hoàn thiện cơ sở vật chất; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh; làm tốt công tác lựa chọn, bố trí, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân chuyên trách; tăng cường cơ chế phối hợp, thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Qua luận văn này tác giả mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm từ thực tiễn vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất là pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại ở nước ta hiện nay và một số biện pháp, kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác tiếp công dân trong thời gian tới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2014), Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.

2. Cung Phi Hùng (2020), Bài báo“Một số vấn đề về hoạt động tiếp công dân ở Việt Nam” Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra – Thanh tra Chính phủ.

3. Đặng Xuân Hoan (2020), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật,“Tài liệu Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương”.

4. Nguyễn Văn Hải (2020), Luận văn thạc sỹ đề tài “Tiếp công dân trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”.

5. Nguyễn Văn Trường (2019), Luận văn thạc sỹ đề tài “Giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.

6. Phan Thị Lý (2017), Luận văn thạc sỹ đề tài “Tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”.

7. Phạm Viết Diệu Thảo (2017), Luận văn thạc sỹ đề tài “Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận”.

8. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội 9. Quốc hội (2008), Luật Quốc tịch, Hà Nội. 10. Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân, Hà Nội.

11. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội. 12. Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk (2021), Quyết định số 05/QĐ-SCT

về việc ban hành Nội quy tiếp công dân tại Phòng Tiếp công dân Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk.

13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk (2015), Quyết định số 81/QĐ-STNMT về việc bàn hành Nội quy tiếp công dân của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.

14. Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Đắk Lắk (2017), Quyết định số 07/QĐ-STTTT về việc ban hành Nội quy tiếp công dân.

15. Thanh tra Chính phủ (2021), Nxb. Dân Trí, Hà Nội, “Tạp Chí Thanh tra Kinh nghiệm trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư”.

16. Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV “ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”,Hà Nội.

17. Thanh tra tỉnh Đắk Lắk (2021), Quyết định số 11/QĐ-TTr về việc ban hành Quy chế và Nội quy Tiếp công dân.

18. Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia:

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_d%C3%A2n_to%C3%A0n_c%E 1%BA%A7u

19. Từ điển Luật học (1999), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 20. Từ điển Tiếng Việt (1992), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

21. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển Hành chính, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội. 22. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2020), Báo cáo số 270/BC-UBND về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)