Lịch phòng bệnh của trại lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 47)

Loại lợn Thời điểm phòng bệnh Bệnh được phòng Loại vắc xin, thuốc phòng Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con

2 ngày tuổi Thiếu sắt Nova Fe + B12 Tiêm bắp 2 3 ngày tuổi Cầu trùng Diacoxin 5% Uống 1

14 ngày tuổi Suyễn Hyogen Tiêm bắp 2

21 ngày tuổi Crico Crico plex Tiêm bắp 1 21 ngày tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

Lợn hậu bị

Sau nhập

về 4 tuần Giả dại Begonia Tiêm bắp 2

Sau khi nhập về 5 tuần Khô thai + Crico Pavo + Crico plex Tiêm bắp 4 Sau khi nhập

về 6 tuần Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 Sau khi nhập

về 7 tuần LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Sau khi nhập

về 8 tuần Khô thai Pavo Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh

sản

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Tổng đàn tháng

3,7,11 Tai xanh PRRS MLV Tiêm bắp 2

Tổng đàn tháng

4,8,12 Giả dại Begonia Tiêm bắp 2

Lợn đực

Mỗi 6 tháng Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

Mỗi 4 tháng LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

3.4.2.4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

a. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, âm môn xưng tấy đỏ có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt.

- Chẩn đoán: lợn nái bị bệnh viêm tử cung ở thể cấp tính. - Điều trị: dùng các loại thuốc sau để điều trị.

+ Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Penicillin thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục.

+ Hitamox LA: 1ml/10kg TT, thuốc có tác dụng 48 giờ. + Oxytoxin: 2ml/con.

+ Analgin: 1ml/10kg TT.

+ ADE - B.complex: 1ml/15kg TT. Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày.

* Bệnh viêm vú

- Triệu chứng: bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Ban đầu viêm vú bị ở 2 núm vú sau đó lan ra 6 núm vú: bầu vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái nằm úp xuống sàn ít cho con bú, lợn con thiếu sữa kêu nhiều, chạy vòng quanh mẹ địi bú, lợn con xù lơng gầy nhanh.

- Chẩn đoán: lợn nái bị bệnh viêm vú ở thể thanh dịch. - Điều trị:

+ Xoa bóp nhẹ nhàng đầu vú 2 - 3 lần trong ngày mỗi lần xoa 10 - 15 phút, và vắt cạn sữa ở những vú bị viêm vú tránh lây sang các vú khác, giảm thức ăn tinh.

+ Dùng các thuốc sau điều trị. Phác đồ 1:

+ Tiêm analgin: 1ml/10kg TT. + Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. Phác đồ 2:

+ Tiêm pendistrep LA: 1ml/20kg TT, thuốc có tác dụng 48 giờ. + Tiêm analgin: 1ml/10kg TT.

+ Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ

- Triệu chứng: lợn con lười bú, phân lỏng, tanh có màu vàng, nơn mửa lợn con sút cân nhanh do mất nước. Lợn con thích nằm lên người mẹ.

- Điều trị Phác đồ 1: + Tiêm ampidexalone: 1ml/10kg TT. + Tiêm atropin: 1ml/10kg TT. Phác đồ 2: + Tiêm ceftocil: 1ml/10kg TT. + Tiêm atropin: 1ml/10kg TT. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. * Hội chứng hô hấp ở lợn con

- Triệu chứng: lợn gầy cịm lơng xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh khơng tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn.

- Chẩn đốn: hội chứng hơ hấp ở lợn con. - Điều trị:

+ Tiêm gentatylo: 1 ml/10kg TT.

+ Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine: 2ml/con.

* Hội chứng viêm khớp ở lợn con

- Triệu chứng: Các khớp đầu gối, khớp khuỷu sưng phồng lên, heo bệnh đi lại khó khăn.

- Phác đồ:

+ Tiêm Hitamox LA: 1 ml/10 kgTT, thuốc có tác dụng 48 giờ. + Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

3.4.2.6. Thực hiện chẩn đoán và thao tác khác khi chăm sóc nái sinh sản

* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó

- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại khơng có biểu hiện rặn đẻ. + Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Mắt của lợn mẹ đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục. + Lợn mẹ kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt.

- Cách can thiệp lợn đẻ khó:

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gen bôi trơn.

+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. Lợn đẻ được 5 - 6 con trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ, kiệt sức, rặn kém thì cho phép tiêm oxytoxin.

Lợn sức khỏe yếu, lợn già tiêm tùy trường hợp. Liều lượng: 2 ml/con.

* Thao tác bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi, cho uống cầu trùng và tiêm chế phẩm NOVA – Fe + B12 cho lợn con:

Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, cho uống cầu trùng, tiêm kháng sinh và

chế phẩm NOVA – Fe + B12. Thường thì chế phẩm NOVA – Fe + B12 sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2 ml/con, nhưng để tránh gây strees cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các cơng việc đó cùng một lúc. Chế phẩm NOVA – Fe + B12 sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết. Số tai của lợn con sẽ được bấm theo mã số của trại là 22 và số tuần mà lợn con được sinh ra.

* Thiến lợn đực: đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt.

Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường thiến lợn vào 3 - 5 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 5 sau khi sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, xi - lanh và thuốc kháng sinh.

Thao tác: đầu tiên là tiêm cho lợn con 1ml/con kháng sinh hitamox LA. Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hồn nổi rõ, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hồn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hồn, bơi cồn vào vị trí thiến.

* Mổ hecni

- Chuẩn bị lợn: cho nhịn ăn từ 6 - 12 giờ trước khi phẫu thuật.

- Chuẩn bị dụng cụ: 1 kim khâu, 1 kẹp cầm kim, chỉ, kéo, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh, giá cố định.

- Thực hiện: cho lợn con vào giá để cố định chắc. Sau đó tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh Hitamox LA. Vệ sinh sát trùng vị trí mổ hecni ở vị trí dọc 2 hàng vú cuối cùng, dùng dao mổ rạch cạnh hecni, dùng tay nắn nhẹ những chất trong bao hecni trở vào xoang bụng. Dùng 2 ngón tay đặt vào lỗ hecni ngăn khơng cho ruột trở ra ngồi bao hecni. Dùng kim cong khâu qua

da, xuyên bao hecni ngay phần cổ bao hecni sao cho không chạm vào ruột và cách mép ngoài lỗ hecni 0,5 cm, cứ thế khâu vòng quanh cổ bao hecni. Sau khi khâu giáp mép kéo 2 đầu sợi chỉ siết chặt lại và buộc nút chết. Sau đó sát trùng vị trí mổ hecni.

* Phát hiện lợn động dục

+ Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên, đi cong và đứng ì lại.

+ Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.

+ Cơ quan sinh dục có biểu hiện: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, lỗng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì cơng việc quan trọng quyết định đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.

* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

+ Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ).

+ Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: dẫn tinh quản, panh, bông thấm nước

muối sinh lý.

+ Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số

lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.

+ Bước 4: Vệ sinh lợn nái: vệ sinh cơ quan sinh dục cái bằng bông

thấm nước muối sinh lý sau đó lau khơ bằng khăn sạch. + Bước 5: Dẫn tinh gồm các khâu sau:

Kích thích lợn nái bằng cách cưỡi lên lưng, vuốt hai bên hông, xoa núm vú trong 5 phút.

Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ khi kịch thì rút ra 2 cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoáy nắp lọ tinh để cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại trong 5 phút.

Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

+ Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 18 - 24 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100

- Tỷ lệ lợn khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%)= x 100

- Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel 2010. ∑ số lợn mắc bệnh

∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Công ty TNHH Minh Châu

Trong thời gian thực tập tại trang trại của Công ty TNHH Minh Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ 14/12/2020 - 02/6/2021, dưới sự phân công của trại em đã trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái và đàn lợn con theo mẹ của Công ty.

Cơ cấu đàn lợn sinh sản của trang trại trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Minh Châu qua 3 năm (2019- T5/2021) ĐVT: Con STT Loại lợn 2019 2020 T5/2021 1 Lợn đực giống 29 50 39 2 Lợn nái sinh sản 1080 865 956 3 Lợn hậu bị 100 266 287 4 Lợn con 24324 19890 10980 Tổng 25533 21071 12262

(Nguồn: Phòng kỹ thuật của trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại lợn Công ty TNHH Minh Châu qua 3 năm từ 2019- T5/2021 có sự thay đổi phù hợp với từng giai đoạn nhất định. Số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất vì trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng lợn nái hậu bị tăng số lượng lớn nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải.

Tuy có nhiều biến động do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng trại vẫn giữ được năng suất sinh sản và duy trì phát triển bình thường. Để đạt được năng suất như vậy là do trại đã nhận được sự quan tâm của Công ty CP về mặt kỹ thuật, công tác thú y được thực hiện triệt để hơn so với các trại khác. Bên cạnh đó, trại cũng thực hiện tốt cơng tác ni dưỡng, chăm sóc và phịng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

4.2. Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nuôi tại cơ sở

4.2.1. Kết quả thực hiện chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Chăm sóc, ni dưỡng là một trong những quy trình khơng thể thiếu của bất kì trại chăn ni nào. Trong q trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp tham gia ni dưỡng chăm sóc, quản lý đàn lợn ni tại trại được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Tháng Số lợn nái đẻ (con) Số lợn con đẻ ra (con) Số con còn sống đến cai sữa (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 12 57 701 666 95,01 1 58 708 680 96,05 2 58 730 694 95,06 3 56 695 654 94,10 4 57 705 631 89,50 5 55 665 592 89,02 Tổng 341 4204 3917 93,17

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: tỷ lệ nuôi sống cao nhất vào tháng 1 là 96,05 % và thấp nhất vào tháng 5 là 89,02 % . Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 thì tỷ lệ sống của lợn con lại giảm do vào khoảng thời gian này khí hậu

nắng nóng và tình trạng mất nước, mất điện xảy ra thường xuyên nên lợn mẹ bỏ ăn, dẫn đến mất sữa, lợn con bị tiêu chảy nhiều, tình trạng nắng nóng cũng làm lợn mẹ khó chịu, đứng lên ngồi xuống nhiều làm cho tỷ lệ chết đè cũng tăng cao.

4.2.2. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại tại cơ sở

Theo sự phân công của trại, em đã tiến hành theo dõi tình hình sinh sản của 341 lợn nái trong thời gian thực tập tại cơ sở. Kết quả tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.3:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)