7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế lớn của cả nước vừa là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nền kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 8,4%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: dịch vụ, du lịch chiếm 48%, công nghiệp - xây dựng 37,8%, nông - lâm - ngư nghiệp 14,2%; tổng sản
phẩm trong tỉnh bình quân đầu người đạt 1.490 USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 5.800 tỷ đồng. Hạ tầng được đầu tư đồng bộ; hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế phát triển đúng theo quy hoạch. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến. Chương trình xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm được đẩy mạnh và thu được kết quả tích cực. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. Thừa Thiên Huế là Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với 3 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước là Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến; là trung tâm khoa học, công nghệ cao về y học, ngang tầm các trung tâm y tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Bản sắc văn hóa Cố đô Huế làm tăng sức hấp dẫn và ngưỡng mộ đối với các nước, mở ra triển vọng mới trong hội nhập và phát triển.
Với vị thế và sức bật đầy triển vọng, Thừa Thiên Huế phấn đấu: “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á”.