Quan điểm, định hướng thực hiện pháp luậtvề hộ tịch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 80)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định tiếp tục đẩy mạnh đổimới toàn diện, đồng bộ và triệt để là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất cho tương lai của đất nước Việt Nam. Việc xác định quan điểm và những giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa việc thực hiện pháp luật về hộ tịch nhằm đáp ứng yêucầu thực tiễn của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được đặt trên nền tảng hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tư duy đổi mới và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch cần quán triệt sâu sắc quan điểm: Coi nguồn lực con người là quý báu nhất, phát huy yếu tố con người và xác định mục đích cao nhất của mọi hoạt động là phục vụ con người làm, yếu tố con người cóvai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững.

Công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch phải được phát huy hiệu quảtương xứng với vai trò, vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý con người.Do đó, thực hiện pháp luật về hộ tịch cần phải được thực hiện triệt để, nghiêmtúc và trên cơ sở những quan điểm:

3.1.1. Thực hiện pháp luật về hộ tịch phải bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan

Thực hiện pháp luật về hộ tịch được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền và mọi người dân. Để đánh giá bản chất của nhà nước và việcthực hiện chức năng xã hội phải thông qua hoạt động thực hiện pháp luật,trong đó thực hiện pháp luật về hộ tịch là một lĩnh vực quan trọng, thiết

72

yếubảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mỗi công dân. Thực hiện pháp luậtvề hộ tịch có mối liên hệ mật thiết với quản lý nhà nước thuộc các ngành, cáclĩnh vực khác nhau như: quản lý CMND, quản lý dân số kế hoạch hóa giađình, các văn bằng, chứng chỉ, hồ sơ cán bộ công chức và bảo hiểm xã hội...

Những vấn đề về hộ tịch được xếp vào các lĩnh vực khác nhau, có nộidung thuộc nhóm lĩnh vực về quyền con người, nội dung thuộc lĩnh vực xãhội, nội dung thuộc lĩnh vực an ninh-quốc phòng. Từ đặc điểm đó các cơ quanBộ như: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Ủy ban QPAN, Ủy ban về cácvấn đề XH…có chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong xây dựng dự án, chủtrì thẩm tra khác nhau. Thực hiện pháp luật về hộ tịch có liên quan đến cácnhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau được quy định ở Hiến phápnăm 2013, Bộ Luật Dân sự, Luật Dân số, Luật hôn nhân và gia đình, LuậtNuôi con nuôi, Luật Quốc tịch.. Các văn bản quy phạm pháp luật này điềuchỉnh các quan hệ xã hội ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhưngcó liên hệ mật thiết với thực hiện pháp luật về hộ tịch. Là hành lang pháp lýquy định cụ thể các trường hợp trong quản lý và đang ký hộ tịch; xác định rõquyền và nghĩa vụ của mọi công dân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhànước trong thực hiện pháp luật về hộ tịch.

3.1.2. Thực hiện pháp luật về hộ tịch phải đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Quyền con người bao gồm quyền chính trị, quyền dân sự và quyền xãhội, đó là vấn đề trung tâm là mục tiêu bảo đảm lợi ích hợp pháp của mỗi ôngdân. Điều này được thể hiện rõ nét qua tất cả các bản hiến pháp từ 1946 đếnbản Hiến pháp 2013, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo cáctầng lớp nhân dân, khẳng định bản chất dân chủ và tiến bộ của Nhà

73

nướcCHXHCN Việt Nam. Khẳng định quan điểm của Đảng về một nền dân chủXHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Các quy định của pháp luật về hộ tịch khẳng định quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân, là nền tảng pháp lý để mỗi người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đồng thời xây dựng nên một nền hành chính công khai, khoa học tạo điều kiện cho mọi người dân thực thi, quyết định quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực hiện pháp luật về hộ tịch tạo cho mọi công dân được bình đẳng được hưởng dịch vụ tốt nhất khi đăng ký hộ tịch được xây dựng trên cơ sở một nền hành chính phục vụ vì dân. Đồng thời loại bỏ những tiêu cực, hách dịch cửa quyền của một nền hành chính công lỗi thời, lạc hậu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)