1.2. Thực hiện chính sách người có công
1.2.3. Bộ máy quản lý thực hiện chính sách người có công
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi người có công; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ; các bộ, ban, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công; UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công trong phạm vi địa phương mình; cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương giúp UBND cùng cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công tại địa phương. Vì vậy, bộ máy quản lý thực hiện chính sách người có công từ trung ương đến địa phương cụ thể như sau:
- Trung ương: Bộ Lao động thương binh và xã hội - Cấp tỉnh: Sở Lao động thương binh và xã hội - Cấp huyện: Phòng Lao động thương binh và xã hội
17
Sở LĐTBXH là cơ quan quản lý nhà nước, tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ tỉnh đến địa phương cơ sở, có trách nhiệm tổ chức hội nghị tập huấn chính sách đến cán bộ làm công tác thương binh xã hội các cấp, tổ chức tuyên truyền, tiếp nhận thẩm định hồ sơ, ký các quyết định liên quan đến lĩnh vực người có công đã được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền.
Sở LĐTBXH căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt là Phòng LĐTBXH, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai đồng bộ thực thi chính sách đối với người có công, kiểm tra giám sát việc thực thi báo cáo đánh giá kết quả đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời những vướng mắc tồn tại, hạn chế trong thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Hàng năm căn cứ kế hoạch công tác phối hợp với Sở Tài chính lập dự trù kinh phí đảm bảo các hoạt động thực thi chính sách người có công.
Phòng LĐTBXH các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và lập danh sách gửi Sở LĐTBXH, tổ chức chi trả chế độ trợ cấp, thực hiện các chế độ ưu đãi như: giáo dục đào tạo, bảo hiểm y tế, mai táng phí, hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có công...
Cán bộ LĐTBXH cấp xã là đầu mối rất quan trọng, người trực tiếp làm việc với người có công, hướng dẫn thủ tục hồ sơ, tiếp nhận thẩm định hồ sơ, tổng hợp và lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ gửi Phòng LĐTBXH.