Đánh giá về hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài " MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH " potx (Trang 47 - 57)

V. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua

3. Đánh giá về hiệu quả kinh doanh

Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cần dựa vào các biểu sau: - Lãi trước thuế

- Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty - Định mức vốn lưu động.

Quá trình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo các tiêu thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận

Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh

Sức sản xuất vốn

- Vốn lưu động

+ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Có nghĩa là một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu về sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ.

+ Mức doanh lợi của vốn lưu động

Có nghĩa là một đồng vốn lưu động làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Vốn cố định

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Có nghĩa là một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu về sản phẩm, hàng hóa.

+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Σ Lãi trước thuế

Σ Vốn Công ty

Σ Doanh thu

Σ Vốn vay

ΣDoanh thu

Σ Vốn lưu động

Σ Lãi trước thuế

Σ Vốn lưu động

ΣDoanh thu

Σ Vốn cố định

Σ Lãi trước thuế

Có nghĩa là một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Vốn tự có

+ Hiệu suất sử dụng vốn tự có

Có nghĩa là một đồng vốn tự có tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu về sản phẩm, hàng hóa.

+ Mức doanh lợi của vốn tự có

Có nghĩa một đồng vốn tự có tham gia vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Qua những công thức trên ta có thể tính được một số chỉ tiêu và đánh giá được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002

1. Tỷ suất lợi nhuận % 28,48 28,75 12,73

2. Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh Vòng 4 5 2,5 3. Sức sản xuất vốn

- Vốn lưu động

+ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động +Mức doanh lợi của vốn lưu động - Vốn cố định

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định + Mức doanh lợi của vốn cố định - Vốn tự có

+ Hiệu suất sử dụng vốn tự có + Mức doanh lợi của vốn tự có

Đồng - - - - - - - - - 8,32 0,59 7,77 0,55 14,56 1,03 10,61 0,61 9,55 0,54 16,46 0,94 11,27 0,56 3,31 0,16 5,52 0,27 Qua bảng phân tích trên cho thấy tình hình sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối hợp lý, đem lại nhiều kết quả cao trong kinh doanh. Cụ thể:

- Tỷ suất lợi nhuận cho thấy cứ 100 đồng vốn Công ty có đã mang lại cho Công ty khoảng hơn 28 đồng lợi nhuận, song đây chỉ là tình hình năm 2000 và 2001 còn năm 2002 cũng với 100 đồng vốn chỉ thu được 12 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do Công ty sáp nhập thêm xí nghiệp bê tông thương phẩm làm tổng nguồn vốn lớn nhưng lợi nhuận thu được từ nó lại không cao.

- Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh phản ánh khả năng quay vòng vốn của Công ty trong 3 năm khoảng 4 -5 vòng.

ΣDoanh thu

Σ Vốn tự có

Σ Lãi trước thuế

- Sức sản xuất vốn, nghĩa là nó phản ánh khả năng sinh lời của từng loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn, đối với vốn cố định bình quân 3 năm cho thấy cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất thì tạo ra khoảng từ 7 – 9 đồng doanh thu (trừ năm 2002 chỉ thu được 3 đồng doanh thu do vốn cố định tăng đột biến) trong đó lợi nhuận thu được từ 1 đồng vốn này rất thấp chỉ khoảng 0,5 đồng, riêng năm 2002 càng thấp hơn chỉ 0,16 đồng. Ngoài ra, sức sản xuất lợi nhuận từ vốn lưu động và vốn tự có cũng xấp xỉ với vốn cố định, riêng năm 2002 vốn lưu động không có gì đột biến như vốn cố định, vốn tự có nên doanh thu và lợi nhuận thu được từ đồng vốn này tương đối cao hơn so với năm trước, đạt khoảng 11,27 đồng.

Tóm lại, tình hình tạo lợi nhuận từ các nguồn vốn này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy, trong chiến lược kinh doanh của Công ty cần quan tâm tới các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.2. Lãi trước thuế

Bảng13: Lãi trước thuế

ĐVT: triệu đồng

Loại hình sản xuất

kinh doanh 2000 2001 2002 So sánh

2001/2000 2002/2001

Kinh doanh xi măng 160 166 174 103,75 104,82

Sản xuất VLXD 439 469 497 106,83 105,97

Xây lắp 475 488 486 102,74 99,59

Kinh doanh nhà 1.404 1.608 1.643 114,53 102,18

Tổng 2.478 2.731 2.800 110,21 102,53

Qua biểu trên ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua đã mang lại khá nhiều lợi nhuận cho Công ty, năm 2001 tăng mạnh khoảng 10,21% so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 chỉ tăng 2,53%. Nguyên nhân là do hoạt động xây lắp năm này mang lại lợi nhuận không tăng so với năm trước, ngoài ra còn do tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2002 không nhanh bằng năm 2001 như lợi nhuận kinh doanh nhà năm 2002 chỉ tăng 2,18%, so với năm 2001 tăng đến 14,53%. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh nhà nhìn chung tuy có phát triển mạnh so với những năm trước nhưng trong năm 2001 kinh doanh nhà phát triển mạnh nhất bởi trong năm này Công ty thắng được nhiều gói thầu về khai thác quỹ đất hơn. Còn năm 2002 phát triển không bằng năm 2001 bởi có một số công trình về quỹ đất của năm trước Công ty chưa thực hiện xong nên lợi nhuận tăng không cao.

Từ những phân tích trên cho thấy công tác xây dựng chiến lược của Công ty trong thời gian qua có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

- Nhờ có chiến lược kinh doanh mà Công ty có thể xác định được mục tiêu để đề

ra trạng thái tương lai cũng như ước lượng được khả năng cạnh tranh của Công ty và các cơ may, đe dọa mà Công ty gặp phải. Đồng thời có phương án để có sự thay đổi kịp thời trong quá trình thực hiện chiến lược.

- Ngoài ra, việc thực hiện chiến lược còn tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chiến lược còn điều khiển các hoạt động của Công ty phát triển theo một mục tiêu đã định sẵn phù hợp với hoàn cảnh của môi trường.

- Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian qua còn giúp cho Công ty thấy được những ưu thế cũng như những hạn chế của mình trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ khác.

Nhược điểm:

- Chưa có một hệ thống kế hoạch logic và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty mà chỉ mới xây dựng được những kế hoạch ngắn hạn cho toàn đơn vị, các hoạt động phát sinh thường giải quyết theo tình huống.

- Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty trong những năm qua chưa thực hiện theo trình tự các bước kế hoạch.

- Chưa vận dụng các căn cứ sẵn có để làm cơ sở lập kế hoạch chiến lược cho Công ty trong từng giai đoạn.

Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển đơn vị, đồng thời từ những phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và thực trạng xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty vật liệu xây dựng – xây lắp và kinh doanh nhà Thành phố Đà Nẵng. Trong thời gian qua cho thấy chiến lược phát triển của Công ty là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước, phù hợp với định mức phát triển và mở rộng quy mô của địa phương, khu vực trong tương lai. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đơn vị sẽ gặp những ưu thế, thuận lợi được xác định là cơ bản, làm tiền đề cho sự phát triển đi lên, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng có thể khắc phục được.

Do vậy, để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, định hướng của Công ty trong tương lai, đơn vị cần phải tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh của mình trong từng thời kỳ, theo tiến hành kế hoạch hóa chiến lược tại Công ty.

Đặc biệt Công ty xây dựng một đội ngũ nhân viên giới thiệu sản phẩm đơn vị sản xuất và sản phẩm kinh doanh, linh hoạt, mềm dẻo. Đó là yêu cầu cần thiết mang tính chất tất yếu và khách quan.

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG – XÂY LẮP VÀ KINH DOANH NHÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. Xác định cơ hội và thách thức đối với việc kinh doanh tại Công ty

Từ việc phân tích tình hình hoạt động của Công ty đã nêu trên cho thấy có nhiều cơ hội và thách thức rất lớn. Tuy nhiên không phải những cơ hội nào cũng có thể đưa đến cho Công ty những tác động tích cực như nhau và ngược lại, không phải thách thức nào khi xảy ra cũng đưa đến cho Công ty những rủi ro mất mát như nhau. Chính vì vậy chúng ta cần xem xét, đánh giá, đo lường mức độ quan trọng của các cơ hội cũng như mức độ nguy hiểm của các thách thức nhằm mục đích xác định được những cơ hội nào của Công ty cần phải quan tâm nắm bắt và những thách thức nào Công ty cần phải tập trung các nguồn lực để khắc phục hạn chế tác hại của nó.

Để thực hiện được điều này, cần phải tiến hành phân tích, đánh giá các cơ hội và thách thức trên hai phương diện cơ bản: mức độ tác động của thách thức, cơ hội đến với Công ty khi thách thức hoặc cơ hội đó xảy ra và xác suất xuất hiện của sự kiện xuất hiện cơ hội hoặc thách thức đó trở thành hiện thực.

1. Đánh giá cơ hội

1.1. Đánh giá mức độ tác động của cơ hội

- Nền kinh tế Nhà Nước nói chung, khu vực miền Trung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng đang trên đà ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để cho Nhà Nước ta mở rộng, tăng cường khai thác thực hiện các dự án đầu tư để xây dựng thêm nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn cho đất nước, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước nhà, nó cũng là cơ hội lớn cho Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Quá trình quy hoạch đô thị hóa các vùng dân cư trong khu vực là điều kiện cơ bản để phát triển các khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tất cả các yếu tố trên tạo ra một lượng cầu lớn trên thị trường xây dựng mà Công ty là một trong những Công ty xây dựng có cơ may tham gia hoạt động.

- Quá trình tăng trưởng tự nhiên về dân số cũng như thu nhập và mức sống của người dân nước ta ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu về nhà ở và xây dựng cơ bản của xã hội và nhân dân ngày càng tăng không ngừng. Do vậy, Công ty cần xem đây là một trong những cơ hội và làm căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chiến lược của Công ty.

- Môi trường chính trị pháp luật ngày càng ổn định và hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty trong và ngoài nước quan hệ làm ăn trong sự an toàn của pháp luật quy định.

- Nhờ có Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài thông thoáng nên ngày càng thu hút nhiều Công ty, tập đoàn kinh tế của các nước trên thế giới và trong khu vực đầu tư, làm ăn.

- Khả năng hợp tác với các nước trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh nhà và quan hệ quốc tế mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các công nghệ cũng như trang thiết bị hiện đại, tiên tiến về sản xuất vật liệu xây dựng.

Tóm lại, những cơ hội nêu trên rất khả thi trong tình hình nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển và đổi mới và là tiền đề, cơ sở cho Công ty trong quá trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh.

Có thể đánh giá mức độ tác động của các cơ hội trên đối với Công ty hay là đánh giá những lợi ích có thể có khi cơ hội đó trở thành hiện thực bằng cách sử dụng phương pháp phân loại và tính điểm.

Bảng14: Phân tích đánh giá các cơ hội của Công ty

CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN

CÔNG TY

(các cơ hội chủ yếu - O)

Mức độ quan trọng đối với ngành Mức độ tác động đến Công ty Chiều hướng tác động Tính số điểm (1) (2) (3) (4) (5)

1. Nền kinh tế tăng trưởng dẫn đến các dự án đầu tư được triển

khai. 3 3 + +9

2. Môi trường chính trị - pháp luật

ngày càng ổn định và hoàn thiện. 2 2 + +4

3. Luật đầu tư khuyến khích nước ngoài ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

3 2 + +6

4. Quá trình quy hoạch đô thị hóa

các vùng dân cư trong khu vực. 3 3 + +9

5. Khả năng hợp tác với các nước trong lĩnh vực xây dựng và kinh

doanh nhà. 2 2 + +4

6. Quan hệ quốc tế mở rộng. 2 2 + +4

7. Dân số phát triển và thu nhập

gia tăng. 2 3 + +6

Cột số 1: là các yếu tố chủ yếu của môi trường có tác động đến Công ty.

Cột số2: phân loại các cơ hội theo mức độ quan trọng tổng quát đối với ngành

mà Công ty hoạt động theo các mức độ cấp độ như sau: + Mức độ quan trọng tính điểm đánh giá: 3

+Mức độ bình thường, điểm số đánh giá: 2 +Ít quan trọng, điểm số đánh giá: 1

Cột số 3: thể hiện mức độ tác động thực tế mà các cơ hội đó tác động cụ thể đến

doanh nghiệp, được chia thành 3 mức độ: - Tác động mạnh điểm số đánh giá: 3 - Tác động trung bình, điểm số đánh giá: 2 - Tác động yếu, điểm số đánh giá: 1

Cột số 4: thể hiện chiều hướng tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt

động của Công ty.

+ Tác động theo chiều hướng tốt, cơ hội: đánh giá (+) + Tác động theo chiều hướng tốt, cơ hội: đánh giá (-)

Cột số 5: là điểm số điều chỉnh theo hệ số của các yếu tố tác động đến Công ty,

được xác định bằng cách lấy tích số giữa cột 2 và cột 3 theo dấu của cột số 4. Kết quả phân tích cho ở biểu trên.

Từ biểu phân tích đánh giá trên cho thấy Công ty cần ưu tiên đến việc phân tích các cơ hội O1, O4 là những cơ hội có tác động mạnh đến Công ty trong tương lai, vì vậy Công ty cần chú ý theo dõi để chuẩn bị các nguồn lực cần thiết nhằm khai thác tốt các cơ hội đó.

Nếu điều kiện hoàn cảnh cho phép, Công ty có thể chú ý thêm đến các cơ hội O3, O7 là những tác động trung bình đối với Công ty.

Các cơ hội O2, O5 và O6 là những cơ hội có mức độ tác động thấp đối với Công ty nên không cần phải bận tâm về nó.

1.2. Xác suất xảy ra

Sau khi đánh giá các cơ hội đối với Công ty cần xem xét khả năng nắm bắt các cơ hội đó để xác định những cơ hội thực tế nào mà Công ty cần quan tâm hơn hết. Để làm được điều này, ta cần phân tích đánh giá các cơ hội theo khả năng mà cơ hội có

Một phần của tài liệu Đề tài " MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH " potx (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w