Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị d

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 36)

phát huy giá trị di tích

- Yếu tố tác động của quá trình hội nhập quốc tế: Trong thời đại toàn cầu

hóa hiện nay, mỗi quốc gia, dân tộc đều có cơ hội và điều kiện để phát triển,

nhƣng cũng đứng trƣớc không ít những thách thức, đặc biệt là trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong quá trình giao lƣu và hội nhập quốc tế. Các yếu tố quốc tế đƣợc thể hiện rõ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đó là, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể nằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác. Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các tổ chức quốc tế có ảnh hƣởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó. Do phải tuân thủ những quy định chung và những cam kết quốc tế, bộ máy nhà nƣớc

cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức cần nắm vững những quy định và cam kết quốc tế, vận dụng sáng tạo trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ những quy định và cam kết quốc tế. Hội nhập kinh tế đặt ra những vấn đề mới về xã hội nhƣ: sự phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trƣờng, tội phạm xuyên quốc gia... Vì vậy, bộ máy nhà nƣớc cần có những sự điều chỉnh cần thiết về phƣơng thức hoạt động để phòng ngừa, ứng phó. Những ảnh hƣởng giữa các nền văn hóa đã trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và phức tạp hơn. Nhà nƣớc với trách nhiệm của mình phải lựa chọn các phƣơng thức quản lý nhà nƣớc để vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Di tích chính là một phần quan trọng của nền tảng giá trị văn hóa dân tộc, thể hiện rõ về con ngƣời và hình ảnh của đất nƣớc. Chính vì vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế, những giá trị của di tích cần phải đƣợc quản lý nhà nƣớc bằng hệ thống chính sách, pháp luật đúng đắn, thông suốt, phù hợp với thực tiễn để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi và hạn chế những thách thức do hội nhập mang lại đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc phát triển theo kịp với các quốc gia phát triển khác. Quản lý nhà nƣớc sao cho phù hợp, hiệu quả để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu trong giai đoạn tới đòi hỏi phải nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu, thành công của các địa phƣơng trong nƣớc, đặc biệt là kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội để tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới, để có thể phát huy đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc nhất thiết phải bảo đảm giữ gìn và phát huy những nhân tố tích cực của văn hóa truyền thống.

Đối với một quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam thì hội nhập quốc tế là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mà

hội nhập quốc tế mang lại cho đất nƣớc, đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc ta cần có nhận thức đúng đắn và toàn diện về công cuộc hội nhập quốc tế. Tận dụng và phát huy các cơ hội, đồng thời, qua nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý di sản văn hóa của các quốc gia khác để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, phù hợp với điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Yếu tố chính trị: Trong mỗi giai đoạn phát triển, đƣờng lối, chính sách

của Đảng cầm quyền là cơ sở để Nhà nƣớc ban hành chính sách, pháp luật,

Nhà nƣớc trong mỗi thời kỳ đều phải sử dụng phƣơng thức quản lý nhà nƣớc để hoàn thành đƣợc mục tiêu chính trị. Mọi hoạt động của Nhà nƣớc không thể đi ngƣợc lại các mục tiêu chính trị, các quy định của Nhà nƣớc đối với xã hội cũng phải phù hợp với những định hƣớng chính trị trong xã hội. Những định hƣớng chính trị có tác động và ảnh hƣởng lớn đến toàn bộ hệ thống thể chế nhà nƣớc, môi trƣờng chính trị trong nƣớc và quốc tế đều có ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý xã hội trên tất cả các phƣơng diện, từ chủ thể quản lý - nhà nƣớc đến đối tƣợng quản lý - công dân và xã hội, từ phƣơng thức quản lý

- quyền lực nhà nƣớc đến mục tiêu quản lý - mục tiêu chính trị của Đảng.

- Yếu tố kinh tế: Là một trong những yếu tố tác động quan trọng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về di tích nói riêng. Quản lý nhà nƣớc phải dựa trên nền tảng cơ sở kinh tế của đất nƣớc. Để

có thể thực hiện các chính sách quản lý nhà nƣớc hữu hiệu đối với di tích đòi hỏi phải có các nguồn lực kinh tế đảm bảo thực hiện. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những yếu tố tiêu cực trọng lợi ích vật chất làm cho những giá trị văn hóa của các di tích cũng bị tác động ảnh hƣởng. Phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN là sự chọn lựa tất yếu để phát triển kinh tế, thay đổi phƣơng thức sức sản xuất vật chất trong xã hội nhằm hiện đại hóa đất nƣớc. Do vậy, văn

hóa tiên tiến phải là văn hóa thích ứng với kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN phát triển. Hiện nay, mục tiêu cao nhất đặt ra cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích là vừa bảo tồn lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị di tích đồng thời vừa phát huy giá trị di tích phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, của vùng, là yếu tố tác động tích cực tới hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về di tích.

- Yếu tố văn hóa, truyền thống, tập quán: Trƣớc những yêu cầu của sự

nghiệp đổi mới, phát triển đất nƣớc và hội nhập quốc tế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI , xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc, xác định “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trƣng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, mang những nét đặc trƣng của văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc, tự cấp tự túc, xu hƣớng coi trọng sự ổn định lâu dài, quan hệ láng giềng gần gũi, tâm lý ngần ngại trƣớc những thay đổi, ngại va chạm, ƣa dĩ hòa vi quý, ý thức cộng đồng văn hóa vùng miền và văn hóa làng xã. Từ lịch sử và những ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng về văn hóa, truyền thống, tập quán sẽ tác động ảnh hƣởng quan trọng đến chính sách quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Yếu tố pháp lý: Quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị

di tích

đƣợc thiết lập trên cơ sở không gian pháp lý hoàn thiện. Pháp luật là một trong những công cụ quản lý quan trọng nhất để tác động đến đối tƣợng bị quản lý nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản đặt ra. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần phải thiết lập đƣợc những điều kiện cần và đủ cho tất cả các mặt hoạt động. Đó là cần ban hành cơ chế, chính sách phù hợp cùng hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh

có tác động nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về di tích, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá di tích; có khả năng triển khai trong đời sống xã hội các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Yếu tố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích và đội ngũ cán bộ, công chức:

+ Những yếu tố nêu trên cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Việc tổ chức tốt một bộ máy có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao. Quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là sử dụng cơ chế, chính sách đặc thù thông qua bộ máy quản lý tác động có tính chất định hƣớng tới cộng đồng xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Tác động của quá trình quản lý là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý nhà nƣớc, các quy định pháp luật có chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng hay không đều ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp và đặc biệt ở cấp địa phƣơng.

+ Đội ngũ cán bộ, công chức là những ngƣời trực tiếp hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về di tích. Năng lực, trình độ của cán bộ, công chức tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về di tích. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý di tích đòi hỏi phải có tƣ duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, có kinh nghiệm và năng lực thực tiễn. Ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc phải thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên

góp phần thực hiện hiệu quả quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

+ Ngoài các yếu tố nêu trên, nhận thức của nhà quản lý cũng nhƣ nhận thức của cộng đồng về di tích có tác động ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w