TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu của quản lý nhà nƣớc về bảo tồn vàphát huy giá trị di tích phát huy giá trị di tích
3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa và di tích
Di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng là đặc trƣng, là giá trị tiêu biểu của mỗi quốc gia, dân tộc, đƣợc kết tinh từ những giá trị chuẩn mực của văn hóa. Do đó, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di tích là nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc, là hoạt động nhằm khơi dậy sức mạnh dân tộc, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của văn hóa đối với sự tồn tại, phát triển của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý và bảo tồn văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa. Các quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc luôn sát thực với thực tiễn của đất nƣớc. Điều này thể hiện qua tƣ duy lý luận về xây dựng nền văn hóa đã đƣợc Đảng ta phát triển theo thời gian ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn. Qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, qua một số Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam, đồng thời phát triển những quan điểm mới đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.
Từ những kết quả đạt đƣợc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đất nƣớc, Đảng đã từng bƣớc điều chỉnh các quan điểm, chính sách phù hợp với từng thời điểm phát triển. Đặc biệt là việc chú trọng xây dựng con ngƣời Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Kế thừa và phát huy kết quả sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII, ngày 09 tháng 06 năm 2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc” với 5 nhóm mục tiêu cụ thể, 5 quan điểm, 6 nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp cơ bản. Trong đó, 5 quan điểm lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam trong tình hình mới là: (1) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nƣớc. Văn hóa phải đƣợc đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội;
(2) Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các đặc trƣng dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; (3) Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời và xây dựng con ngƣời để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con ngƣời có nhân cách, lối sống cao đẹp với các đặc tính cơ bản: yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; (4) Xây dựng đồng bộ môi trƣờng văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con ngƣời trong phát triển kinh tế;
(5) Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Ngày 09/6/2020, Bộ Chính trị đã có Kết luận 76-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc với 8 nội dung chính. Quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc về di sản văn hóa luôn đƣợc thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng. Từ đó, có thể khẳng định hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
chung của đất nƣớc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng hàng đầu và phải kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế - du lịch.
Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2030 của Thủ tƣớng Chính phủ đã xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.
Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời và xây dựng con ngƣời để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con ngƣời có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng môi trƣờng văn hóa một cách toàn diện từ gia đình đến cộng đồng dân cƣ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con ngƣời trong phát triển kinh tế. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Mục tiêu chung của Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2030 là: “Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Tổ quốc, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa
và con người Việt Nam, từng bước xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”.
Trong các chỉ tiêu phát triển văn hóa đến năm 2030, có chỉ tiêu 95% - 100% di tích quốc gia đặc biệt và 65% - 70% di tích quốc gia đƣợc tu bổ, tôn tạo; điều này khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ đối với công tác bảo tồn và phát huy di tích tại Việt Nam.
Trách nhiệm quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó nhà nƣớc luôn giữ vai trò chủ đạo. Đơn vị đầu mối để tham mƣu quản lý nhà nƣớc về di tích là Sở Văn hóa, Thể thao/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua Ban quản lý di tích/ Bảo tàng tỉnh. Các cơ quan quản lý di tích các cấp có vai trò giám sát, điều hành các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Ngƣời dân có trách nhiệm tham gia quản lý bảo tồn, phát huy giá trị di tích dƣới sự giám sát, định hƣớng và hỗ trợ của cơ quan quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời có vai trò giám sát ngƣợc trở lại đối với các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nƣớc trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp về nội dung Luật Di sản văn hóa. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích phải đảm bảo tính trung thực và nguyên gốc. Tuy nhiên, trong quá trình đó cần linh hoạt và căn cứ vào những điều kiện cụ thể để đƣa ra các giải pháp bảo tồn hợp lý, làm hài hòa giữa tính khoa học và nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của cộng đồng, không để tính nguyên gốc trở thành vật cản của sự phát triển. Cần có sự hài hòa trong việc bảo tồn, tôn tạo gắn với khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để phát huy giá trị di tích, đồng thời gắn với cộng đồng và vì cộng đồng. Bảo tồn, phát huy giá trị di tích cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp du lịch nhằm tạo sự liên kết hiệu quả và nguồn lực trở lại cho công tác bảo tồn. Đồng thời cần có chiến lƣợc phát triển bền vững, điều chỉnh hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn, khai thác, phát huy di tích.
Tóm lại, đầu tƣ cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích, nâng cao trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ và phát huy vai trò của di sản văn hóa dân tộc là công việc cần thiết, cấp bách, cần thực hiện nghiêm túc, kiên trì và thận trọng. Vận dụng sáng tạo các quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về di sản văn hóa vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích vào tình hình thực tiễn của địa phƣơng đạt hiệu quả là nhiệm vụ quan
trọng trên hết đối với những ngƣời làm công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về văn hóa nói riêng.
3.1.2. Phương hướng, mục tiêu của Đắk Lắk trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, đời sống kinh tế - xã hội của Đắk Lắk từng bƣớc đƣợc cải thiện, nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của ngƣời dân tại Đắk Lắk ngày càng cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Các cấp chính quyền địa phƣơng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ, đồng thời thúc đẩy công tác xã hội hóa văn hóa phát triển, tạo nguồn lực cho du lịch của tỉnh nói riêng và kinh tế nói chung phát triển mạnh mẽ. Tỉnh Đắk Lắk xác định công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng là mục tiêu cấp bách, quan trọng hàng đầu, nhằm bảo vệ văn hóa truyền thống trong xu thế hội nhập, tạo cho lớp trẻ có nền tảng văn hóa bền vững. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, UBND tỉnh đã xây dựng nhiều định hƣớng, chiến lƣợc phát triển văn hóa quan trọng, trong đó chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di tích, cụ thể:
UBND tỉnh Đắk Lắk đã bám sát và thực hiện nghiêm túc hệ thống văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT, ngày 24/7/2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin với mục tiêu: Phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó chú trọng đảm bảo tính nguyên vẹn của di tích. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về thực hiện luật di sản văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Gắn việc phát huy giá trị di tích với việc phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về di tích
theo hƣớng mở rộng quá trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích gắn với quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật.
Triển khai Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001, nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk, góp phần hiệu quả xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, chƣơng trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, cụ thể:
Chỉ thị số 05/2003/CT-UB ngày 24/4/2003 về tăng cƣờng công tác bảo vệ di sản văn hóa ở Đắk Lắk, Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ngày 18/12/2006 về việc bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa các dân tộc Đắk Lắk để chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả; nhất là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống: văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng, văn hóa sử thi, văn hóa nhà dài, văn hóa thổ cẩm…; bảo tồn, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam thắng cảnh…, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, đồng thời phục vụ khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
Chỉ thị 06/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chỉ thị nhấn mạnh việc tiến hành lập hồ sơ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (theo danh mục đã đƣợc tỉnh công bố) để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét công nhận di tích quốc gia và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xét công nhận di tích cấp tỉnh. Xây dựng kế hoạch trùng tu, bảo quản, khai thác các di tích đã đƣợc xếp hạng, nhằm phục vụ ngày càng cao nhu cầu tham quan của khách du lịch trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế.
Quyết định số 3156/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030... Trong đó, UBND tỉnh đặt ra 6 mục tiêu cơ bản, nhƣ: (1) Kiểm kê toàn bộ di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 2590/QĐ- UBND ngày 9/11/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh. (2) Trùng tu, tôn tạo đối với các di tích lịch sử, văn hóa, ƣu tiên cho các di tích đang bị xuống cấp (Tập trung vào 6 di tích: Đình Lạc Giao; Đồn điền CADA; Nhà 57 Lý Thƣờng Kiệt; Nhà đày Buôn Ma Thuột; Biệt điện Bảo Đại; Khu căn cứ kháng chiến Čƣ Jǔ – Dliê Ya). (3) Làm phim giới thiệu về các di tích và thắng cảnh đã đƣợc xếp hạng cấp quốc gia để quảng bá rộng rãi trong nƣớc và ngoài nƣớc. (4) Tiến hành xếp hạng các di tích tiềm năng (cấp quốc gia và cấp tỉnh). (5) Trùng tu, tôn tạo những di tích tiềm năng đã và đang xuống cấp sau khi đƣợc xếp hạng. (6) Thống kê, khảo sát và xây dựng hồ sơ “Cây di sản” trên địa bàn toàn tỉnh...
Đặc biệt, để cụ thể hóa các nhiệm vụ của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 2615/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030. Đề án nhằm mục tiêu hƣớng đến việc xây dựng các di tích trở thành các điểm du lịch văn hóa, các “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời, xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành “Điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên”. Trong đó, quan tâm đầu tƣ các di tích có giá trị tiềm năng lớn, nhất là các di tích lịch