Hệt ọa độ chân trời

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sỹ" Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát quan kính thiên Takahashi " ppsx (Trang 93 - 95)

A. Kính thiên văn

3.1.1.1.Hệt ọa độ chân trời

93

Vòng cơ bản: Đường chân trời, kinh tuyến trên. Điểm cơ bản: Thiên đỉnh (Z), điểm Nam (N). Tọa độ: Độ cao (h) và độ phương (A).

• Muốn xác định tọa độ của thiên thể M trong hệ tọa độ chân trời thì ta thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xác định độ cao h của thiên thể M bằng cách vẽ vòng thẳng đứng qua thiên thể đó cắt đường chân trời tại điểm M’ khi đó ta có:

+ Độ cao h là cung MM′ hay góc MOM′, có giá trị được tính theo góc và biến thiên từ 00 đến 900. Với việc xác định độ cao h sẽ cho chúng ta biết khoảng cách từ thiên thể đến đường chân trời mà chúng ta là tâm của đường chân trời đó.

+ Đôi khi người ta còn tính độ cao h bằng khoảng cách thiên đỉnh (Z) đó chính là cung ZM hay góc ZOM. Là khoảng cách từ thiên thể đến thiên đỉnh, khi đó khoảng cách của thiên thể là Z = 900 – h vì ta luôn có: h + Z =900.

Bước 2: Xác định độ phương A, khi biết được độ phương A cũng có nghĩa là chúng ta biết được phương hướng quan sát của thiên thể.

+ Độ phương A được xác định bằng góc giữa vòng thẳng đứng qua điểm nam (N) và vòng thẳng đứng qua thiên thể M, tức là cung

NM′ hay góc

NOM′.

+ Độ phương A được tính từ điểm N theo chiều nhật động, từ 00 đến 3600 (hoặc 00 → 1800 Đông và 00 → 1800 Tây).

Đặc điểm của hệ tọa độ này: Do nhật động nên vị trí của thiên thể so với đường chân trời sẽ thay đổi. Mặt khác tại các thời điểm quan sát khác nhau trên Trái đất thì vị trí của thiên thể đó cũng sẽ khác nhau. Như vậy hệ này phụ thuộc vào thời điểm và vị trí của người quan sát, nó chỉ có giá trị thực hành quan sát.

94

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sỹ" Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát quan kính thiên Takahashi " ppsx (Trang 93 - 95)