Vùng truyền bức xạ năng lượng (Radiation Zone)

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sỹ" Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát quan kính thiên Takahashi " ppsx (Trang 35 - 36)

Ta đã biết tỷ khối, nhiệt độ và áp suất của khí càng giảm khi càng xa lõi, nên vùng truyền bức xạ năng lượng này có tỷ khối, nhiệt độ và áp suất giảm hơn so với vùng lõi và dòng năng lượng cũng giảm theo.

Vùng truyền bức xạ năng lượng là nơi năng lượng lan truyền thông qua sự hấp thụ và bức xạ bởi vật chất thành những ánh sáng gọi là lượng tử. Để năng lượng đi ra được bên ngoài thì các lượng tử luôn luôn bức xạ và tái bức xạ, nhưng quá trình này diễn ra vô cùng chậm, đôi khi phải mất vài nghìn năm mới tới được quang cầu. Nhưng khi tới được quang cầu thì các lượng tử này đã hoàn toàn trở thành các lượng tử khác, năng lượng của nó cũng giảm so với các lượng tử ban đầu. Vậy điều gì đã xảy ra trong vùng này? Tất cả những điều đó được giải thích như sau: Trong khi các lượng tử tái bức xạ, nó luôn luôn đổi hướng, hầu như nó vừa chuyển động về phía trước lại vừa chuyển động về phía sau với mức độ gần như nhau. Ban đầu nó là các lượng tử gamma do vùng tâm Mặt trời sinh ra, năng lượng của chúng lớn gấp hàng nghìn lần năng lượng của ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được, nhưng bước sóng của nó thì rất nhỏ. Trên đường đi, các lượng tử này bị các nguyên tử khác hấp thụ, ngay lập tức nó diễn ra quá trình tái bức xạ, vỡ thành ra hai; ba hoặc nhiều hơn so với số lượng tử ban đầu. Mặt khác theo định luật bảo toàn năng lượng, tổng năng lượng của tất cả các lượng tử lúc sau phải bằng năng lượng của lượng tử ban đầu, cho nên các lượng tử lúc sau mang năng lượng nhỏ hơn các lượng tử lúc đầu và cứ như vậy các lượng tử tiếp tục bị hấp thụ rồi tái bức xạ, cho nên năng lượng của nó nhỏ dần nhỏ dần và nhỏ đi hàng nghìn lần khi nó ra tới bề mặt của Mặt trời. Quá trình biến đổi lượng tử được mô tả như sau: Từ các lượng tử gamma biến đổi thành các lượng tử tia X (tia Rơnghen), sau đó là tia tử ngoại, cuối cùng là các tia nhìn thấy và các tia hồng ngoại. Như vậy ta có thể nói rằng, nếu bỗng dưng một ngày nào đó “chiếc lò năng lượng” bên trong Mặt trời không còn chiếu sáng nữa thì phải đến hàng triệu năm sau chúng ta mới biết được điều đó.

35

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sỹ" Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát quan kính thiên Takahashi " ppsx (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)