xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
a)
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi mà đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi nhất. Từ thập kỷ 60 trong khu vực đã có những nước phát triển với tốc độ thần kỳ như: Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Hồng Kông, Maialixia. Thái Lan...
Vì sao các nước này đã vươn lên trở thành nước công nghiệp mới phát triển ở châu á, có nền công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cao cấp, hệ thống dịch vụ thương mại, tài chính, có sức cạnh tranh vào bậc mạnh nhất
trên thế giới? Nhưng nguyên nhân đưa đến sự thành công của họ là những kinh nghiệm theo tôi nghĩ chúng ta nên tham khảo và học tập.
Về nguyên nhân khách quan:
Sự thành công của các nước NIC trong khu vực đều bắt nguồn từ một số yếu tổ quốc tế.
Xingapo có vị trí địa lý kinh tế và chính trị chiến lược ở Đông Nam á nên không ngừng được các cường quốc tư bản chủ nghĩa ủng hộ và giúp đỡ. Xét về mọi khía cạnh như xây dựng kết cấu hạ tầng quân sự hay sản xuất, về đầu tư tư bản hay chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ... nói chung các nước phương Tây, trước hết là Mỹ và Nhật. Nếu như Đài Loan, Nam Triều Tiên được hướng nhiều hơn về sự viện trợ không hoàn lại của Mỹ và các khoản bồi thường của Nhật Bản, thì Xingapo được hưởng các cơ sở quân sự của Anh, sau khi Anh rút khỏi nước này vào năm 1971.
Sự bành trướng kinh tế của Nhật Bản xuống khu vực Đông Nam á cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của Xingapo, đặc biệt là đối với sự thay đổi công nghệ và sản xuất các mặt hàng cao cấp dành cho xuất khẩu.Về nguyên nhân chủ quan:
Yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của nước này là ở chỗ Chính phủ đã tạo ra được một môi trường kinh doanh bên trong rất thuận lợi để từ đó tận dụng mức tối đa các cơ hội khách quan và đối phó một cách có hiệu quả với những thách thức từ bên trong và bên ngoài.Chính phủ đã sớm lựa chọn, theo dõi hệ thống kinh tế thị trường, định hướng ưu tiên sản xuất dành cho xuất khẩu. Ngay từ đầu, các nước này đã xác định thành phần kinh tế tư nhân là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ coi thành phần kinh tế tư nhân nước ngoài và các khoản đầu tư
trực tiếp của nước ngoài là yếu tố then chốt.Chính phủ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Nguồn nhân văn trong nước dồi dào, trí thức cao, ở Xingapo Chính phủ luôn động viên những người lao động học tập người Nhật.
b)
Một số biện pháp
Để cho các thành phần kinh tế có thể hoạt động có hiệu quả nhất, phát huy tối đa ưu thế của mình Nhà nước cần có những chính sách quản lý vĩ mô phù hợp.
Phát triển toàn diện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một công việc không phải là đơn giản. Thành phần kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo để đồng hoá các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước không nên coi trong hay coi nhẹ bất cứ một thành phần kinh tế nào vì mỗi thành phần kinh tế đều có ưu điểm của nó, nếu Nhà nước phát triển toàn diện các thành phần thì cũng có nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất một cách tối đa.
Để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước nên dùng một phần thích đáng ngân sách để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, điều tra thăm dò tài nguyên, xây dựng các khu chế xuất, các vùng kinh tế mới, cho các hoạt động cung cấp thông tin, dự báo thị trường trong và ngoài nước.
Chúng ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá với chiến lược hướng ra xuất khẩu. Do đó cần phải có các chính sách ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế trong việc xuất khẩu không phân biệt quốc doanh hay ngoài quốc doanh.
V. KẾT LUẬN:
Nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một bước ngoặt hết sức quan trọng và phức tạp. Nước ta có đạt được những thành công như mong muốn hay không còn tuỳ thuộc các chính sách kinh tế của nhà nước và bản thân sự cố gắng của từng thành phần kinh tế.
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên nguyên tắc toàn diện là một bước đi đúng hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện trong những năm gần đây. Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có sự tôn trọng, giữ gìn những thành quả mà trước dây chúng ta đã đạt được thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển kịp với nhịp độ phát triển của khu vực, đưa nền kinh tế Việt Nam hoà chung cùng nhịp với guồng máy kinh tế thế giới.