Các đặc điểm của kinh tế hàng hoá trong thời kì quá độ lê chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Báo cáo: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội” doc (Trang 27 - 29)

nghĩa xã hội ở Việt Nam:

1. Nền kinh tế hàng hóa nước ta có trình độ xã hội hóa cũng như tính cạnh tranh chưa cao:

Đặc điểm này biểu hiện ở các mặt:

- Con người thiếu năng động, trình độ tay nghề, trình độ kĩ thuật, quản lí còn yếu kém.

- Nguồn vốn thiếu thốn, cơ sở hạ tầng vật chất và cơ sở hạ tầng xã hội còn thấp kém. Công nghệ thiết bị lạc hậu nên chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kinh tế kém.

- Thu nhập còn thấp nên sức mua xã hội không cao, do vậy sản xuất và đời sống khó phát triển, nhu cầu tiêu dùng chưa được thỏa mãn đầy đủ.

- Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và chưa đồng bộ.

2. Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước:

Kinh tế hàng hóa và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần thống nhất với nhau, bởi vì chúng có cùng cơ sở là hai điều kiện của kinh tế hàng hóa. Hai điều kiện này là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

Tính chất nhiều thành phần ở nền kinh tế chính là cơ sở thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Thực trạng kinh tế hàng hóa kém phát triển ở nước ta do nhiều nguyên nhân gây ra, song nguyên nhân gây hậu quả nặng nề nhất là sự vội vàng xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thực chất là xóa bỏ điều kiện tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa, xóa bỏ động lực quan trọng cho phát triển kinh tế.

Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, bổ sung vừa cạnh tranh với nhau là một đặc điểm không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Theo văn kiện đại hội VIII: trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta, thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một thể thống nhất với nhiều lực lượng khác nhau tham gia sản xuất và lưu thông, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước với vai trò chủ đạo của nó, nắm giữ các ngành, các lĩnh vực then chốt nên trở thành nhân tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế.

3. Kinh tế hàng hóa nước ta có sự quản lí vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa:

Đặc điểm này cho thấy sự tương đồng và khác biệt về kinh tế hàng hóa giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Sự tương đồng là Việt Nam cũng thực hiện một nền kinh tế hỗn hợp, phát huy đồng thời bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình. Còn sự khác biệt là ở bản chất của Nhà nước ta, thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, sự khác nhau nữa là về trình độ quản lý, về nghệ thuật điều tiết thị trường.

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ. Chính định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững.

Để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa thì:

- Chế độ công hữu phải giữ địa vị thống trị, được khẳng định về mặt kinh tế: sở hữu nhà nước phải được vững mạnh, không ngừng củng cố và phát triển.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế… duy trì sự ổn định, hạn chế tính tự phát gây thiệt hại của kinh tế thị trường thông qua việc sử dụng hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, hệ thống các công cụ kinh tế. Nhà nước phải trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ nhà nước có đủ trình độ ngang tầm nhiệm vụ.

- Doanh nghiệp nhà nước phải góp phần làm tốt vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội” doc (Trang 27 - 29)